Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các chức năng của mạch điểm kiểm soát trong trạm biến áp như thế nào.
1. Chức năng điều khiển:
Mạch điện kiểm soát dùng để điều khiển sự vận hành của các thiết bị điện nhất thứ, đây là loại mạch điện điều khiển. Ví dụ: Mạch điện điều khiển đóng mở máy cắt điện, điều khiển đóng mở dao cách ly, mạch điều khiển các thiết bị làm mát, và bộ đổi nấc có tải của máy biến áp. Nguồn điện cấp cho mạch điều khiển đóng mở máy cắt điện, dao cách ly thường dùng nguồn điện một chiều cung cấp độc lập từ các giàn ắc quy 48V, 110V, 220V đặt tại trạm. Chỉ một số ít trường hợp dùng nguồn xoay chiều cho mạch điều khiển.
2. Chức năng đo đếm điện:
Mạch điện kiểm soát dùng để đo đếm các thông số vận hành điện của mạch điện nhất thứ. Có hai loại mạch điện thực hiện chức năng đo đếm điện là: mạch biến dòng điện và mạch biến điện áp. Hai mạch điện này riêng rẽ, không nối liên kết điện với nhau, tuy có thể cùng nối đến cung cấp tín hiệu dòng, áp cho một thiết bị đo đếm. Mạch biến dòng điện mắc nối tiếp từ cuộn dây thứ cấp đến các cuộn dây dòng điện nối liên tiếp của các thiết bị đo đếm. Mạch biến đêịn áp mắc song song cuộn dây thứ cấp của máy biến điện áp với các cuộn dây điện áp của các thiết bị đo đếm.
– Đo cường độ dòng điện (A, kA) của các đường dây nhận điện và phát điện của trạm; đo điện áp (V,kV) của các thanh cái, của đường dây; đo công suất tác dụng (kW,MW), công suất phản kháng (kVAR,MVAR) của máy biến áp, đường dây; đo tần số dòng điện (Hz), đo hệ số công suất.
– Đếm điện năng tác dụng (kWH,MWH), điện năng phản kháng (kVARH, MVARH) truyền tải qua máy biến áp, điện năng nhận hoặc phát của các đường dây.
3. Chức năng bảo vệ rơ le:
Mạch điện kiểm soát dùng để bảo vệ mạch điện nhất thứ, bằng cách cung cấp liên tục các thông số vận hành (tín hiệu dòng điện, điện áp) cho các rơ le bảo vệ, để các rơ le tác động mở máy cắt điện loại trừ phẩn tử bị sự cố trong khi đang vận hành ra khỏi lưới điện, bảo đảm các phần tử khác vẫn vận hành bình thường.
Mạch điện rơ le bảo vệ gồm mạch biến dòng điện và(hoặc) mạch biến điện áp cấp tín hiệu cho rơ le và các tiếp điểm của rơ le thì nối vào mạch điện tác động mở máy cắt . Các rơ le bảo vệ điện tử cần có mạch cấp nguồn nuôi.
Mạch biến dòng điện mắc nối tiếp cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng qua các cuộn dây dòng điện của rơ le bảo vệ. Mạch biến điện áp mắc song song cuộn dây thứ cấp của máy biến điện áp với các cuộn dây điện áp của rơle bảo vệ.
Mạch tác động của rơ le được nối tiếp từ tiếp điểm của rơ le đến mạch diều khiển mở máy cắt điện để mở máy cắt khí có sự cố. Mạch biến dòng điện và biến điện áp là loại mạch cấp tín hiệu xoay chiều cho rơ le thì mạch tác động của rơ le và mạch cấp nguồn nuôi rơ le là mạch dùng điện một chiều cấp từ giàn ắc quy của trạm biến áp.
4. Chức năng chỉ thị trạng thái và báo hiệu sự cố:
Mạch điện kiểm soát dùng để chỉ thị trạng thái làm việc của các thiết bị điện nhất thứ (mạch điện chỉ thị trạng thái) khi vận hành bình thường và báo hiệu khi có sự cố (mạch điện báo hiệu sự cố).
Mạch điện chỉ thị trạng thái thường dùng đèn báo trạng thái thiết bị như:
– Trạng thái máy cắt điện “Đóng” (đèn đỏ sáng), “Mở” (đèn xanh lục sáng), “Mở tự động do rơ le bảo vệ tác động” (đèn trắng hoặc đèn vàng sáng).
– Đèn chỉ thị trạng thái “đóng” hoặc “mở” của dao cách ly.
Mạch báo hiệu sự cố dùng âm thanh (còi điện, chuông điện) để báo hiệu khi có sự cố xảy ra.
5. Chức năng truyền tín hiệu xa:
Mạch kiểm soát có chức năng truyền tín hiệu đi xa như: tín hiệu bảo vệ, tín hiệu đo lường,…
Xem thêm:
Vì sao mạch nhị thứ sử dụng nguồn điện một chiều?
Hệ thống tủ nạp, chỉnh lưu và ắc quy
Hệ thống mạch nguồn AC và DC
Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.