Home Khoa Học Bài 1: Các đại lượng cơ bản

Bài 1: Các đại lượng cơ bản

Tác giả Khoa Học

1. Dòng điện:

Trên một nhánh, dòng điện có thể chảy theo chiều từ a đến b hoặc ngược lại. Nếu quy ước khi chảy theo chiều từ a đến b dòng điện sẽ mang dấu dương thì chảy theo chiều từ b về a, dòng điện sẽ mang dấu âm. Do đó, cần chú ý về quy ước phương/chiều của dòng điện.

2. Điện áp – Điện thế – Hiệu điện thế:

Điện áp Uab giữa 2 điểm a,b với định nghĩa là hiệu số thế điểm a và b:  Uab = Va – Vb= Uab(t)

Trong mạch điện ta được chọn một điểm bất kỳ làm “Đất” kí hiệu là “GND”. Nếu b là “Đất” thì Uab(t) sẽ bằng thế của điểm A.

Công thức “tam giác” của điện áp:

3. Công suất tiêu thụ:

Công suất tiếp nhận năng lượng điện từ trên một nhánh cũng là một lượng đại số. Với quy ước chiều dương của U và  i trên một phần tử trùng nhau như hình vẽ thì ta sẽ có công thức tính như sau:

Công suất thiêu thụ tức thời:  P(t) = Uab(t).iab(t) = Uba(t).iba(t) = – Uab(t).iba(t) =  – Uba(t).iab(t)

Việc quy ước chiều dương cho các lượng u, i,p trên phần tử là rất cần thiết. Vì nó làm cho các phương trình đại số có ý nghĩa.

Xem thêm:
Bài 2: Các phần tử cơ bản
Bài 3: Mô hình mạch điện
Bài 4: Một số định luật cơ bản của mạch điện

Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.

Có thể bạn thích!