Quan điểm của những nhà hiền triết phương Đông cổ đại về giấc mộng dựa trên sự tổng hợp trí tuệ của những nhà hiền triết quá cố. Vào thời kỳ chữ tượng hình, chữ “mộng” được biểu thị bằng một người nằm trên giường và dùng ngón tay chỉ vào mắt, tức mộng là “Mục hữu sở kiến” (mắt nhìn thấy được).
Câu nói: “Dĩ thủ chỉ mục, mục hữu sở kiến” (tay chỉ vào mắt, mắt nhìn thấy được) dùng để chỉ thông thường con người sau khi chìm vào giấc ngủ, thì trên giác mạc không có hình ảnh, vậy làm sao có thể “mục hữu sở kiến”? Thật ra, những nhà hiền triết xa xưa của chúng ta đã truyền đạt một hàm ý khác, cái gọi là “mục hữu sở kiến” không phải là con người có thể nhìn thấy bằng mắt sau khi đã chìm vào giấc ngủ, mà là nói linh hồn rời khỏi cơ thể.
Trang Tử chia cuộc sống thành hai trạng thái: “Tâm” và “Giác”. “Tâm” là chỉ giấc ngủ, khi hồn rời khỏi cơ thể thì sẽ nằm mộng; “Giác” là trạng thái tỉnh táo, chỉ sự phản ánh của các giác quan cơ thể đối với thế giới bên ngoài.
Tuân Tử đề xuất: “Tâm ngọa tắc mộng, thâu tắc tự hành, sử chi tắc mưu”. Mộng, tự hành (ảo tưởng) và mưu đều thuộc hoạt động tư duy của con người, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt; mộng và giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết và không chịu sự điều khiển của chủ thể, còn “ảo tưởng” thì có thể rong ruổi trong lúc tỉnh táo và cả khi nằm ngủ, nhưng chịu sự điều khiển của ý thức (sử chi tắc mưu).
Mặc Tử nói: “Ngọa, tri vô tri biên” và nhấn mạnh: “Mộng, ngọa nhi dĩ vã nhiên dã”. Cái gọi là “tri vô tri”, chữ “tri” thứ nhất là chỉ năng lực trị giác của con người, chữ “tri” thứ hai chỉ sự tiếp xúc của tri giác với sự vật sự việc bên ngoài, cho nên “tri vô tri” tức là con người khi nằm ngủ tri giác sẽ mất đi năng lực cảm giác các sự vật bên ngoài, và ý thức rơi vào trạng thái tiềm ẩn.
Các học giả cuối đời Minh đầu đời Thanh từng đề xuất học thuyết “tỉnh chế ngọa dật” (tỉnh hạn chế, ngủ an nhàn), cho rằng mộng là hoạt động ý thức của con người, cho dù khi nằm ngủ ý thức trong giấc mộng sẽ mất đi sự điều khiển, nhưng vẫn không thể thoát khỏi sự điều khiển của chủ thể.
Các học giả đời Thanh đề xuất: “Khí huyết ngưng trệ là do não khí dẫn đến”, điểm này về cơ bản thì trùng khớp với thuyết tà dâm sinh mộng trong “Hoàng đế Nội Kinh”, điểm đáng chú ý, ở đây cho rằng mộng là sản phẩm của não bộ, chứ không phải là của trái tim, điều này giống với lý luận về mộng của phương Tây.