Đối với mộng, người phương Tây thường giải thích nó là do tác động của tinh thần.
Các tác giả kinh điển của phương Tây cho rằng mộng là sản phẩm của tư duy và tình cảm, là loại tư tưởng duy trì trong trạng thái ngủ của con người. Những giấc mộng không như ý luôn là triệu chứng của căn bệnh trầm uất.
Nhận thức về mộng của các học giả cận đại phương Tây đã tiến thêm một bước nữa. Huteman nói: “Con người có thể mượn giấc mộng để tìm kiếm một năng lực khác của bản thân”, ở đây quan niệm mộng là tiềm thức càng được khẳng định.
Kneller thì nhấn mạnh: “Mộng là niềm hạnh phúc bị mất đi vào ban ngày và là sự bù đắp của những cảm giác tốt đẹp”. Có học giả còn tuyên bố rằng: “Trạng thái của
mộng thật ra tương đương với trạng thái của sự điên cuồng, bởi vì cả hai đều hiện rõ sự hỗn loạn của trí lực, và đều lấy phản ứng chủ quan bên trong để phản ánh thế giới bên ngoài”.
Đại đa số các học giả cho rằng: “Mộng khiến cho con người thoát khỏi sự tự trói buộc về mặt đạo đức, và có thể nhìn thấy trọn vẹn tình cảm của bản thân”.
Học giả giải mộng nổi tiếng Floide cho rằng: “Mộng là những nguyện vọng được trở thành hiện thực trong mơ”.
Sau Floide, các học giả khác như Jung cho rằng: “Mộng là do cá tính bị ức chế và sự di truyền của con người”.
Các học giả sau này đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: “Con người không chỉ chịu sự sai khiến của bản năng mà còn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh”.