Chọn đúng vị trí là điều kiện quan trọng đầu tiên cho việc mở cửa hàng kiếm tiền. Một cửa hàng có hạng mục kinh doanh rất tốt nhưng nếu chọn sai vị trí, nhỏ thì ảnh hưởng lớn đến kinh doanh, lớn có thể phải dừng hoạt động. Cần biết chọn vị trí một cách khoa học để có một cửa hàng chiếm ưu thế “địa lợi” giúp công việc làm ăn phát đạt. Vậy cụ thể cần lựa chọn ra sao? Dưới đây là một số ý kiến tham khảo:
1. Dựa vào nhân khí để chọn địa chỉ
Vị trí tốt tuy không phải là tuyệt đối, nhưng lại có rất nhiều tính chung, như tính lưu động của nhân khẩu lớn, giao thông thuận tiện v.v… Muốn chọn được vị trí tốt cần phải xem xét đến các nhân tố sau:
– Lưu lượng người: Số lượt và tỉ lệ người đi lại lúc bình thường, trong những ngày nghỉ, vào buổi tối.
– Lưu lượng xe: Lưu lượng các loại xe ô tô, xe máy.
– Giao thông: Khả năng tăng giảm phương tiện vận tải trước mắt và tương lai.
– Độ rộng hẹp của đường giao thông và vấn đề dừng, đỗ xe.
– Đặc trưng khu vực: Tình hình cửa hàng cùng cạnh tranh, cửa hàng có thể bổ trợ cho nhau, cơ cấu tiền tệ và thiết bị giáo dục.
– Khảo sát nhân khẩu: Số lượng nhân khẩu, thói quen tiêu dùng của mọi người khu vực đó.
– Khảo sát về cửa hàng: Phạm vi, tiền thuê, mức giá cho thuê.
Dựa vào nhân khí để chọn nơi mở cửa hàng, sơ lược có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất mở ở nơi dô thị đông người qua lại; loại thứ hai mở ở các khu dân cư. Đối với cửa hàng loại thứ nhất, vì sẽ làm hàng xóm của những cửa hàng lớn, nên hàng hoá kinh doanh mang tính đặc sắc là vấn đề rất quan trọng, nên chọn bán những mặt hàng mà các cửa hàng gần đó không có. Cửa hàng nhỏ mà kinh doanh ở điều kiện như vậy bắt buộc phải buôn bán mang tính chuyên sâu. Cửa hàng nhỏ mở ở khu vực đô thị đông người nên kinh doanh những mặt hàng có khả năng thu hút được khách hàng trẻ tuổi, bởi vì người trẻ tuổi thường rất thích đi dạo phố; trái lại, cửa hàng nhỏ mà kinh doanh những mặt hàng dùng cho người lớn tuổi thì nên mở khu vực dân cư, đó là phạm vi hoạt động của người cao tuổi, đưa về gần để bán tất nhiên sẽ được họ ủng hộ.
2. Dựa vào khu đất chọn nơi mở cửa hàng
Mua cửa hàng là một loại đầu tư bất động sản, vừa có thể cho thuê vừa có thể mở cửa hàng tự kinh doanh đã là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thế nhưng, không phải cứ mua được cửa hàng là kinh doanh kiếm được tiền, cần chú ý khi chọn cửa hàng.
Đầu tư vào cửa hàng phải chú ý đến khu đất có cửa hàng, khoảng đất ở đây thường có 3 loại: loại thứ nhất là nơi trung tâm buôn bán lâu đời; loại thứ hai là nơi đã có các cửa hàng, gần đó có các khu chung cư hoặc khu công nghiệp, có văn phòng thương mại có khả năng thu hút lượng lớn khách hàng có nghề nghiệp hoặc khu vực kinh tế phát triển; loại thứ 3 là bên trong các khu chung cư.
Vốn đầu tư cho cửa hàng ở khu vực trung tâm buôn bán khá lớn, hơn nữa tính chất kinh doanh và mức độ phát triển khác nhau, những vấn đề này đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và tiền thê mặt bằng cửa hàng. Hoạt động của cửa hàng loại này đầu tiên là phải nhờ vào nhân khí của toàn bộ các cửa hàng lân cận, tiếp theo là sự bảo đảm lưu lượng khách hàng có tính cố định, nếu không sẽ bị các cửa hàng lớn lấn át, mọi công sức đều không mang lại hiệu quả.
Thông thường các khu công nghiệp sẽ cung cấp thị trường lao động theo nhu cầu của các khu dân cư và các khu dân cư thì cung cấp sức lao động cho các khu công nghiệp. Sự phát triển của cửa hàng có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cả hai khu vực này.
Cần phải thận trọng nếu đầu tư vào cửa hàng ở khu vực nhỏ bởi lưu lượng khách hàng ở đây có hạn. Mặt khác, sự tiêu dùng của khách hàng ở khu vực nhỏ thường chỉ vì nhu cầu tiện lợi nên khó có thể duy trì đều đặn. Khu vực nhỏ thích hợp nhất cho đầu tư là các khu có quy mô tương đối hoặc các khu xây dựng theo kiểu mở, có đường giao thông rộng. Cửa hàng mở ở các vị trí người ra vào khu dân cư, các ngã ba, ngã tư trên các phố là mục tiêu đầu tư tốt nhất.
3. Dựa vào nhu cầu kinh doanh để chọn cửa hàng
Một là phải căn cứ vào nội dung kinh doanh để chọn vị trí cửa hàng. Chủng loại mặt hàng bán tại cửa hàng khác nhau dẫn đến yêu cầu vị trí cửa hàng cũng khác nhau. Có cửa hàng đòi hỏi phải mở ở nơi có lưu lượng người qua lại lớn, ví dụ như cửa hàng bán quần áo, các siêu thị nhỏ. Nhưng cũng có những cửa hàng cần phải mở ở nơi yên tĩnh một chút, ví dụ cửa hàng bán sản phẩm phục vụ sức khoẻ, trung tâm phục vụ người cao tuổi v.v…
Hai là cần chọn được khu vực tự hình thành chợ. Trong quá trình kinh doanh, lâu ngày một số đoạn phố tự phát trở thành “chợ” bán những mặt hàng nào đó. Mọi người khi muốn mua những mặt hàng đó thì sẽ tự động đến đó và như vậy “chợ” sẽ được duy trì đều đặn.
Ba là cần chọn cửa hàng có không gian cho quảng cáo. Có cửa hàng không có cửa độc lập, trước cửa tất nhiên cũng không có không gian quảng cáo cho mình, như vậy sẽ làm bạn mất đi không gian phát huy trí tuệ trong kinh doanh.
Bốn là phải có ý thức “nhờ ánh sáng”. Mở cửa hàng gần thậm chí ngay bên cạnh các cửa hàng đã có tiếng tăm hoặc cửa hàng bán sản phẩm mà nhãn hiệu là thế mạnh của họ. Thông thường, những hàng ăn nổi tiếng trước khi mở cửa hàng kinh doanh họ đã khảo sát thị trường rất kỹ, mở cửa hàng ăn gần kề với họ không chỉ tiết kiệm được thời gian và công sức khảo sát thị trường mà còn có thể nhờ vào uy tín của họ để đón khách đến cửa hàng mình.