Home Khoa Học [Mạch nhị thứ]05- Hệ thống mạch nguồn AC và DC

[Mạch nhị thứ]05- Hệ thống mạch nguồn AC và DC

Tác giả Khoa Học

1. Hệ thống mạch nguồn xoay chiều:

Nguồn điện xoay chiều bao gồm các nguồn 1 pha, 3 pha lấy từ MBA tự dùng cấp qua tủ phân phối điện xoay chiều đến các tủ điều khiển, bảo vệ, trung gian, các máy cắt, dao cách ly, tiếp địa của từng ngăn lộ, MBA cấp nguồn cho các loại động cơ như: động cơ điều khiển dao cách ly, động cơ tích năng cho máy cắt, động cơ điều chỉnh nấc, các quạt, bơm làm mát MBA, bơm cứu hỏa,…Ngoài ra nguồn xoay chiều còn được sử dụng để cấp nguồn sấy, chiếu sáng trong tủ, cấp nguồn cho tủ chỉnh lưu và cấp nguồn cho các hệ thống chiếu sáng trong nhà, ngoài trời.

Ví dụ về sơ đồ nguyên lý của tủ phân phối điện xoay chiều:

2. Hệ thống mạch nguồn một chiều:

Nguồn điện một chiều trong trạm biến áp thường có điện áp 220V, 48V lấy từ các hệ thống chỉnh lưu và ắc quy, qua tủ phân phối điện một chiều để cấp nguồn nuôi cho các thiết bị rơle, các hệ thống mạch điều khiển, bảo vệ, tín hiệu, thông tin, chiếu sáng sự cố,…

Ví dụ về sơ đồ nguyên lý của tủ phân phối điện một chiều:

3. Thí nghiệm hiệu chỉnh mạch nguồn AC,DC:

a. Mục đích:

Thí nghiệm hiệu chỉnh nguồn Ac và DC nhằm mục đích kiểm tra nhằm đảm bảo đúng, đủ điện áp, thứ tự pha (AC), âm – dương (DC) không chạm chập, lẫn nguồn với nhau, các hệ thống bảo vệ, điều khiển, đo lường cho các tủ phân phối tổng làm việc chính xác theo thiết kế.

b. Tiêu  chuẩn áp dụng:

– Quy phạm trang bị điện: 11TCN – 20 – 2006.

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện (QCVN QTĐ-5: 2008/NCT).

c. Phạm vi áp dụng:

Thi công thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp mới, sửa chữa, cải tạo mạch liên quan tới nguồn cấp AC, DC từ các tủ phân phối tổng, các tủ chỉnh lưu, hệ thống ắc quy đến tủ bảo vệ, điều khiển, MK các ngăn lộ trước khi đóng nguồn AC, DC.

d. Các nội dung cần kiểm tra:

– Kiểm tra cơ khí (thao tác đóng cắt không điện aptomat) lắp đặt đấu nối các thiết bị trong tủ.

– Kiểm tra mạch cấp nguồn đến trước các aptomat và sau aptomat đến các hàng kẹp, thiết bị (rơle, đồng hồ, mạch điều khiển,…) đúng thứ tự âm – dương với nguồn DC, thứ tự pha đối với nguồn AC theo thiết kế.

– Kiểm tra điện áp, điện trở cách điện giữa các pha (nguồn AC) hoặc các cực âm – dương (nguồn DC) với nhau và với đất.

– Kiểm tra cách điện, tiếp xúc giữa hàm trên và hàm dưới mỗi cực aptomat trước khi đóng điện.

– Kiểm tra điều khiển bằng điện, liên động điện (hoặc cơ khí) đối với các aptomat tổng.

– Kiểm tra mang tải: Đóng điện lần lượt từ aptomat tổng đến các aptomat phân phối, kiểm tra điện áp trước và sau từng aptomat.

– Đối với tủ chỉnh lưu: Kiểm tra nguồn xoay chiều 3 pha cấp cho tủ chỉnh lưu, sau đó đóng nguồn vào hệ thống chỉnh lưu và kiểm tra chất lượng điện áp DC đầu ra.

– Đối với hệ thống ắc quy: Kiểm tra lắp đặt, cấp nguồn sạc cho ắc quy theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Tại các tủ bảo vệ, điều khiển, MK các ngăn lộ các bước thực hiện làm như tủ phân phối tổng.

Xem thêm:
Hệ thống mạch điện áp
Sơ đồ nối ba máy biến điện áp theo hình sao-sao
Sơ đồ nối ba máy biến điện áp theo hình sao-sao-tam giác hở

Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.

Có thể bạn thích!