1. Tiếp địa an toàn
Định nghĩa:
Tiếp địa an toàn là loại tiếp địa bảo đảm an toàn cho người khi tiếp xúc với các vật đang mang điện như các tiếp địa vỏ tủ điện, các giá đỡ thiết bị điện, xà đỡ sứ, vỏ cáp điện.
Trị số điện trở tiếp địa an toàn tiêu chuẩn của đường dây trên không:
∗ Điện trở suất của đất được ký hiệu là ρ đất.
∗ Nếu ρ đất < 104 Ωcm → Rtiếp địa = 10Ω.
∗ Nếu 104 Ωcm ≤ ρ đất < 5.104 Ωcm → Rtiếp địa = 15Ω.
∗ Nếu 5.104 Ωcm ≤ ρ đất < 105 Ωcm → Rtiếp địa = 20Ω.
∗ ρ đất > 105 Ωcm → Rtiếp địa = 30Ω.
2. Tiếp địa lặp lại
a. Định nghĩa:
Tiếp địa lặp lại là loại tiếp địa làm việc được dùng trong lưới điện hạ thế có nhiệm vụ ngăn chặn sự lệch pha điện áp khi đứt dây trung tính. Nhờ có tiếp địa lặp lại mà đường dây hạ thế giữ được sự cân bằng tương đối điện áp của các pha khi đứt dây trung tính, tiếp địa lặp lại tạo ra sự liên hệ tạm thời giữa nguồn điện với các phụ tải 1 pha qua đất.
b. Cấu tạo:
Dây tiếp địa lặp lại được làm bằng dây đồng nhiều sợi có tiết diện tối thiểu là 25mm2 được nối từ dây trung hòa đến cọc tiếp địa.
c. Trị số điện trở tiếp địa lặp lại tiêu chuẩn:
Trên đường dây thường làm tiếp địa lặp lại tại vị trí cột cuối, cột góc, cột có nhiều nhánh dây công suất lớn nên đã tạo thành nhiều mạch tiếp địa song song có: Rtđ ≤ 10Ω.
Tiếp địa trong trạm biến áp Rtđ ≤ 4Ω.
Kết quả tính toán cho thấy tổng giá trị điện trở tiếp địa lặp lại cũng nhỏ tương ứng với giá trị điện trở tiếp địa tại trạm. Tuy rằng trị số Rtđ tại trạm và Rtiếp địa của 1 vị trí trên đường dây có khác nhau nhưng vẫn đảm bảo cho hệ thống tiếp địa chung làm việc tốt.
3. Cọc tiếp địa
Hệ thống tiếp địa bao gồm dây tiếp địa và các cọc tiếp địa. Cọc tiếp địa nằm dưới đất có đầu cọc cách mặt đất 0,8m làm nhiệm vụ chính trong hệ thống tiếp địa có nhiệm vụ tản nhanh dòng điện rò, dòng điện sét. Cọc tiếp địa có nhiều loại nhưng được dùng phổ biế n loại cọc làm bằng thép góc L70x70x7x 2500mm mạ kẽm hoặc thép tròn Φ22mm2 x 2200mm mạ kẽm. Tác dụng của hệ thống tiếp địa phụ thuộc nhiều vào điện trở suất của đất của nơi đóng cọc tiếp địa.
Xem thêm:
Nối đất trong hệ thống điện
Hệ thống nối đất trong mạng điện hạ áp
Hệ thống nối đất trong mạng điện trung áp
Cách thực hiện mạch nối đất trong mạng điện trung áp
Vật liệu của đường dây trên không
Thiết bị điện trên đường dây trên không
4. Dây tiếp địa
Dây tiếp địa thường làm bằng sắt tròn ≥ φ 10mm , có tiết diện ≥ 120mm2.
Điện trở của đất được đặc trưng bằng trị số điện trở suất của đất ký hiệu là ρ- rô, ρ là điện trở của 1 cm3 đất hay của 1m3 đất có đơn vị là Ωcm hay Ωm. ρ phụ thuộc vào:
+ độ ẩm của đất.
+ nhiệt độ môi trường.
+ chủng loại đất, độ chặt của đất.
+ Thời gian trong năm (mùa).
Nhiệt độ của đất phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân và có ảnh hưởng trực tiếp đến điện trở suất của đất. Khí ẩm có trong đất là những chất điện phân, khi nhiệt độ tăng lên thì điện trở suất của đất giảm đi, nhưng khi khí ẩm có trong đất bị bay đi hết thì điện trở của đất lại tăng lên rất nhanh.
Khi có dòng điện sét hoặc dòng điện chạm đất đi qua, nhiệt độ của đất tăng hơn 1000C làm cho quá trình bốc hơi của nước trong đất tăng nhanh, vùng đất trên có chiều dày từ 50- 80cm thường khô ráo, do đó các bộ phận nối đất cần phải chôn sâu dưới lớp đất đó để đặt được vào miền đất có điện trở suất nhỏ đạt được hiệu quả kinh tế về chỉ tiêu kim loại.
Khi đóng cọc tiếp địa cần phải đầm nén đất càng chặt càng tốt, độ chặt của đất phụ thuộc vào mật độ liên kết giữa các hạt trong đất tăng, khả năng tiếp xúc làm cho đất dẫn điện tốt hơn. Độ chặt của đất ảnh hưởng trực tiếp đến trị số điện trở của đất. Thí dụ: Nếu tăng áp lực nén lên đất từ 0,2 đến 9Tấn/m2 điện trở của đất sẽ giảm đi từ 10 đến 40%.
Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.