Home Mẹ bầu Kiêng cữ sau sinh theo quan niệm dân gian

Kiêng cữ sau sinh theo quan niệm dân gian

Tác giả Tri Thức Tốt

(Trithuctot.com) – Cho dù là phụ nữ sinh thường hay sinh mổ cũng đều nên kiêng cữ. Bởi sau khi sinh cơ thể họ yếu đi rất nhiều, những người mẹ tiếp tục phải vượt qua nhiều trở ngại về sức khỏe. Bởi vậy nên họ cần được nghỉ ngơi cũng như kiêng cữ để nhanh hồi phục những tổn thương trong quá trình sinh để lại.

Xem thêm: Cách làm đẹp sau sinh cho mẹ bầu

Không được thường xuyên đóng cửa

Rất nhiều người có quan niệm sai lầm “sản phụ ở cữ phải ở trong nhà”, thường xuyên đóng kín cửa để tránh gió. Như thế vô cùng bất lợi cho hai mẹ con. Đầu tiên, thường xuyên đóng cửa có thể sẽ gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Do trong phòng không thông gió, có thể bị mốc, ẩm ướt, cộng với sản phụ trao đổi chất nhanh, mồ hôi và chất thải tiết ra nhiều, bụi bẩn trong không khí, trứng côn trùng, virus, không khí vẩn đục rất dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Vào mùa hè nóng bức, nếu đóng kín cửa sẽ gây thiếu oxi trong phòng, rất dễ khiến trẻ sơ sinh bị thiếu oxi mãn tính, thậm chí ngộ độc. Vì thế, vì sức khỏe của hai mẹ con, cho dù là mùa hè hay mùa đông, đều nên mở cửa cho thông thoáng, đảm bảo không khí trong phòng trong lành.

Giải nhiệt sau sinh

Sau sinh, do tuyến mồ hôi tiết ra nhiều, đổ nhiều mồ hôi, cần phải hạ nhiệt. Vậy nên áp dụng phương phức nào cho thích hợp?

Gió tự nhiên. Có thể mở cửa sổ, cửa nhà, tận dụng gió tự nhiên để hạ nhiệt, nhưng khuyết điểm của nó là không thể khống chế, hơn nữa có thể sẽ khiến sản phụ mắc chứng đau đầu.

Quạt điện. Mùa hè nóng bức, nếu cứ để mặc như vậy thì dễ mọc rôm, say nắng. Có thể dùng quạt điện để hạ nhiệt, nhưng quạt điện chỉ có thể bật nhỏ, hơn nữa không được thổi thẳng vào người để tránh bị cảm lạnh.

Máy điều hòa nhiệt độ. Phòng của sản phụ có thể bật điều hòa nhiệt độ, nhưng điều hòa nhiệt độ phải cách giường của sản phụ một khoảng cách nhất định, để tránh gây cảm lạnh. Còn phải chú ý thông gió trong phòng điều hòa, hơn nữa nhiệt độ của điều hòa không nên quá thấp, nên để ở 26°C. Tốt nhất mặc quần dài và đi tất hoặc đắp chăn, áp dụng phương pháp giữ ấm nhưng phải đảm bảo mẹ và em bé không bị say nóng, thuận lợi vượt qua mùa hè nóng bức.

Không nên vận động quá mạnh

Khiêng vác hay vận động mạnh không chỉ dùng đến cơ tay mà mẹ phải gồng cả cơ bụng. Điều này tác động đến vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ lấy thai trên bụng mẹ khiến vết mổ bị tổn thương, lâu hồi phục hơn.

Tuy việc tập thể dục là tốt cho sự hồi phục sức khỏe nhưng nó chỉ đúng với những bài tập nhẹ nhàng. Mẹ cần hạn chế những bài tập vận động mạnh với cường độ cao vì nó tác động đến các vết rạch khi sinh.

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt

Có rất nhiều mẹ đã từng kiểm chứng việc ngồi quá lâu trong một tư thế thì sau này dễ bị đau lưng hơn. Nhất là những khi trái gió trở trời thì vùng lưng của mẹ sẽ đau buốt dữ dội. Vì vậy, sau khi sinh, mẹ chỉ nên ngồi khi cho bé bú, còn lại hãy cố gắng nằm nghỉ ngơi và thỉnh thoảng đứng lên đi lại nhẹ nhàng.

Tránh xa các thiết bị điện tử

Việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop… nhiều là điều mẹ nên kiêng kỵ. Nếu giai đoạn đầu sau khi sinh mẹ sử dụng chúng quá nhiều sẽ khiến mắt nhanh mờ. Vì vậy, để có được một đôi mắt khỏe mạnh cho tuổi già, mẹ nên hạn chế tối đa sử dụng những thiết bị này.

Không sử dụng chất kích thích

Sau khi sinh, nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì tuyệt đối không được uống rượu bia vì chúng có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé. Ngoài ra, uống rượu bia và đồ uống có cồn còn có thể khiến mẹ bị cao huyết áp nên mẹ cần hạn chế.

Sữa mẹ được công nhận là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ không tốn kém, dễ dàng chuẩn bị và có sẵn. Ngoài ra, việc tiếp xúc da giữa mẹ và con rất quan trọng và cần phải được tích cực khuyến khích vì qua tiếp xúc da với con, các bà mẹ sẽ nhận thức và có khả năng đáp ứng nhu cầu của con mình.

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu mẹ thường xuyên uống rượu bia sẽ làm giảm lượng sữa. Do đó, tốt nhất sản phụ sau khi sinh nên uống nước lọc, nước trái cây hoặc sữa để đảm bảo có đủ sữa cho con bú và đảm bảo cho sức khỏe của mẹ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kiêng các loại thức uống chứa cafein như trà, cà phê vì những chất này không chỉ khiến mẹ khó ngủ mà còn có thể đi vào sữa mẹ và bé con sẽ khó ngủ, trằn trọc.

Những điều cần chú ý khi đi ra ngoài

Trong tháng, sản phụ cũng cần phải ra ngoài vận động để thúc đẩy tuần hoàn máu, như vậy còn có thể trao đổi kinh nghiệm với những bà mẹ khác để ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh. Nhưng khi đi ra ngoài phải chú ý những việc sau.

Không nên đưa con đi cùng. Em bé mới chào đời chưa lâu, xương vẫn còn rất mềm, đặc biệt là thóp vẫn cần được bảo vệ kĩ càng.

Càng không nên đưa con đến nơi đông đúc. Khả năng kháng bệnh của trẻ sơ sinh yếu, nếu nhiễm vi khuẩn gây bệnh, truyền bệnh cho trẻ thì có thể khiến trẻ mắc bệnh, ví dụ như cảm cúm, viêm phổi… sẽ mang lại những phiền phức không cần thiết.

Ngoài ra, cách bế con cũng rất quan trọng. Hơn nữa, với sản phụ trong thời kì ở cữ, gánh nặng cơ thể không nên vượt quá cân nặng của em bé. Nếu đi ra ngoài, cần mang theo rất nhiều đồ, nếu không có người giúp thì không nên đưa con đi cùng.

Khi ra ngoài phải chú ý an toàn. Khi ra ngoài, phải đi giày thoải mái, mềm mại, đế có hoa văn chống trơn, để tránh khi bế con không cẩn thận bị ngã.

Tóm lại, với sản phụ trong thời gian ở cữ có thể đến công viên chơi, đi dạo ngoài đường nhưng cần có chú ý nhất định.

Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi

Giai đoạn sau sinh, những căng thẳng, mệt mỏi là khó tránh khỏi, thậm chí nhiều mẹ stress quá nhiều dẫn đến trầm cảm nhưng mẹ nên nghĩ đến con mà hạn chế tối đa tình trạng này.

Hormone gây ra tình trạng căng thẳng, mệt mỏi có thể đi vào sữa, khiến bé khó chịu, quấy khóc. Vì thế, nếu thấy mệt, hãy nhờ người thân chăm bé để mẹ được nghỉ ngơi, hãy nghĩ đến những điều tích cực để luôn cảm thấy thoải mái nhất có thể. Tất cả hãy vì con yêu.

Không nên trang điểm đậm

Rất nhiều người có chút khó chịu, thời kì mang thai không trang điểm là vì sức khỏe và sự phát triển của con yêu, nhưng bây giờ con đã chào đời rồi, tại sao vẫn không được trang điểm?

Thực ra, nếu do nhu cầu công việc, bạn có thể trang điểm nhẹ một chút, sau khi về nhà, trước khi chăm sóc con thì tẩy trang sạch sẽ là được.

Đầu tiên, sức khỏe của sản phụ sau khi sinh ở vào trạng thái huyết hư dương suy, cần bồi bổ, khả năng hấp thu của da rất tốt, nếu trang điểm, mĩ phẩm kém chất lượng được hấp thu vào da và cơ thể, không có lợi cho da và sức khỏe.

Thứ hai, một khi chất có hại đi vào cơ thể của sản phụ thì sẽ đi vào sữa, sau khi được em bé hấp thu sẽ tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và sức khỏe của em bé, một số chất có hại như nhôm, crom đi vào cơ thể còn có thời kì tiềm ẩn nhất định, có thể tới khi em bé trưởng thành mới phát tác.

Sau khi em bé chào đời, có thể nhìn thấy đồ vật trong phạm vi thị lực nhất định, hơn nữa phạm vi này vô cùng nhỏ, vì thế trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào mùi để “nhận người quen”. 50 tiếng sau khi chào đời, trẻ có thể phản ứng với các mùi vị, phần lớn trẻ sơ sinh có thể nhận ra mùi của mẹ, đồng thời phân biệt mùi của mẹ trong rất nhiều người. Mùi này có thể khiến em bé nảy sinh cảm giác an toàn và vui vẻ.

Nếu sản phụ sử dụng mỹ phẩm át đi mùi cơ thể, thì cho dù có bế con, con cũng không thể “nhận ra” bạn, thế là xuất hiện tình trạng con không vui, quấy khóc, không ăn sữa. Thú vị là lúc này, nếu bà bầu đi tắm, tẩy trang rồi đón con thì bé sẽ ngừng khóc, vui vẻ ăn sữa.

Sản phụ nằm đệm lò xo là không tốt?

Rất nhiều phụ nữ cho rằng trong thời kì mang thai nằm giường cứng, sau khi sinh có thể nằm đệm mềm, giường lò xo. Thực ra không phải như vậy.

Do khi sinh, em bé đi qua đường sinh, chèn ép đường sinh, khiến các khớp và khoảng cách giữa dây chằng ở xương chậu tăng lên, độ hoàn chỉnh của xương chậu bị thay đổi. Nếu lúc này vẫn nằm giường mềm thì rất dễ khiến xương chậu biến dạng, ảnh hưởng tới vẻ đẹp cơ thể. Nếu muốn xoay người hoặc ngồi dậy cũng phải mất nhiều công sức. Như thế sẽ khiến xương chậu bị kéo căng quá mức gây tổn thương, từ đó ảnh hưởng tới sự phục hồi của tử cung, xương chậu.

Có thể bạn thích!