Máy biến dòng điện (CT) là thiết bị điện dùng để biến đổi dòng điện có trị số lớn và điện áp cao xuống dòng điện có trị số tiêu chuẩn 5A hoặc 1A, điện áp an toàn để cung cấp cho mạch đo lường, điều khiển và bảo vệ.
Quy định về an toàn và phạm vi áp dụng máy biến dòng điện
– Đơn vị quản lý trực tiếp và nhân viên vận hành phải nắm được các thông số chính của thiết bị (các thông số ghi trên nhãn mác gắn tại thiết bị), lắp ráp và đấu nối thiết bị đúng với nội dung Tài liệu kỹ thuật của thiết bị.
– Khi làm việc với TI, nhân viên vận hành phải tuân thủ các biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị điện cao áp. Ngay cả khi đã cắt điện phía cao áp, mạch nhị thứ của thiết bị vẫn có thể có điện. Chỉ những nhân viên đã được đào tạo đạt về quy trình an toàn và được huấn luyện về quy trình của thiết bị mới được phép thực hiện công việc.
– Không được động tay vào các cuộn dây và các đầu nối khi mà nguồn cung cấp chưa được tách ra hoặc chưa được tiếp đất đúng quy trình an toàn.
– Không va chạm hay làm hư hại đến vỏ cách điện của thiết bị.
– Việc không tuân thủ các quy định về an toàn và những hướng dẫn nêu trong tài liệu kỹ thuật của thiết bị có thể dẫn tới chết người hoặc hư hỏng thiết bị.
Quy định về nối đất an toàn máy biến dòng điện
Đế và thân của máy biến dòng, một trong 2 đầu dây nhị thứ của từng cuộn nhị thứ biến dòng phải được nối trực tiếp với tiếp đất thuộc hệ thống tiếp địa của Trạm.
Quy định về lắp đặt máy biến dòng điện
+ Máy biến dòng phải lắp đặt trên bệ hoặc trên giá đỡ bằng phẳng, đặt máy biến dòng theo chiều thẳng đứng.
+ Bệ/giá đỡ máy biến dòng phải chịu được tải trọng của máy biến dòng và tải trọng thi công.
+ Mạch sơ cấp của máy biến dòng phải được đấu nối đúng theo Tài liệu kỹ thuật của máy biến dòng, bao gồm:
+ Đấu nối đúng tổ hợp đấu dây (phía sơ cấp và phía thứ cấp) cho phù hợp với tỷ số biến dòng cần có, đấu nối đúng cực tính theo sơ đồ mạch điện.
+ Sử dụng đúng loại đầu cốt để đấu nối các đầu nối phía sơ cấp của máy biến dòng, sử dụng miếng lưỡng kim để đấu nối giữa các đầu cốt làm từ các chất liệu khác nhau, tiếp xúc đấu nối phải đủ chặt chẽ.
+ Tất cả các cuộn dây phía thứ cấp đều phải được hoạt động ở chế độ ngắn mạch. Đối với các cuộn dây thứ cấp chưa được sử dụng, phải đấu tắt giữa hai đầu dây lại bằng dây đấu có đủ tiết diện.
Không cho phép vận hành máy biến dòng điện
+ Không vận hành máy biến dòng trong điều kiện hở mạch thứ cấp.
+ Không cho phép đặt cầu chảy, áp tô mát, hoặc sử dụng dây có tiếp diện nhỏ trong mạch nối tiếp với cuộn thứ cấp của máy biến dòng.
+ Không vận hành khi hết dầu cách điện.
+ Không vận hành khi sứ cách điện của vỏ máy biến dòng bị hỏng.
+ Không vận hành khi các đầu nối dây ở mạch sơ cấp bị phát nóng, dễ dẫn đến hỏng các gioăng hoặc cháy nổ ngay tại đầu cốt.
Tuân thủ quy định về môi trường làm việc của TI theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nội dung kiểm tra máy biến dòng điện khi vận hành hàng ngày
+ Kiểm tra sứ cách điện cầu dao (không bị nứtk -mẻ quá quy định, không có vết đánh lửa, phát hiện bám bụi bẩn trên sứ).
+ Kiểm tra các ốc vít, các tiếp xúc ở mạch dẫn dòng điện của cầu dao chắc chắn, không bị han rỉ, không bị biến màu, không bị phát nhiệt.
+ Không có dấu hiệu rỉ dầu ở các điểm có gioăng, ở vỏ sứ.
+ Các dây tiếp đất không bị đứt sợi, đấu nối đúng quy định.
+ Mức dầu ở livô báo mức dầu cho thấy thiết bị có đủ dầu ở bên trong.
Nội dung bảo dưỡng thường xuyên
+ Cắt điện để lau chùi sứ cách điện, kiểm tra tiếp xúc tại đầu cốt, kiểm tra nức dầu và bổ xung dầu nếu cần thiết. Lưu ý phải thực hiện đúng Quy trình kỹ thuật điện.
+ Bôi mỡ các tiếp xúc ở mạch dẫn dòng điện.
Chu kỳ bảo dưỡng thường xuyên
+ Thực hiện bảo dưỡng thiết bị mỗi khi thiết bị được cắt điện nếu như kết quả quan sát bên ngoài cho thấy cần phải tiến hành công tác bảo dưỡng (kết hợp cắt điện để bảo dưỡng). Thực hiện thí nghiệm và kiểm tra định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc theo các quy định hiện hành.
Nội dung đại tu máy biến dòng
Khi kết quả kiểm tra cho thấy thiết bị đã bị hư hỏng ở các khu vực sau:
1) mạch dẫn dòng cao thế;
2) hư hỏng sứ cách điện cao thế;
3) hỏng gioăng, rỉ dầu thì nên đại tu TI. Một số nội dụng có thể thực hiện:
+ Rút ruột máy biến dòng, thay thế các đầu nối, thay thế gioăng, bổ sung dầu.
+ Vệ sinh sạch bề mặt tiếp xúc, sạch sứ, tra mỡ tiếp xúc khi kết thúc đại tu.
+ Tuyệt đối không làm thay đổi lõi thép và cuộn dây (không dỡ lõi thép, cuộn dây ra) vì sẽ làm thay đổi sai số thiết bị.
+ Nếu chất lượng thiết bị bị xuống cấp đồng bộ và kinh phí sửa chữa lớn, thì thực hiện thay thế thiết bị bằng một thiết bị tương đương (lưu ý kiểm tra giá đỡ và các mạch điện để đảm bảo tính tương thích 100l%).
+ Thí nghiệm kiểm tra lại tổng thể sau đại tu để làm căn cứ quyết định đưa thiết bị vào vận hành.
Xem thêm:
Máy biến dòng điện
Máy biến điện áp
Nguyên lý và cấu tạo máy biến áp
Các thông số cơ bản và chế độ làm việc của máy biến điện áp
Các thông số cơ bản và chế độ làm việc của máy biến dòng điện
Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục
Sứ cách điện bị phóng điện mạnh:
Trực trạm thực hiện kiểm tra xác minh ngay nguyên nhân gây phóng điện (điểm phóng điện, điều kiện thời tiết, tình trạng bụi bám, có hay không có điểm nứt vỡ sứ…). Đề nghị lãnh đạo cho cắt điện 2 phía của thiết bị và làm biện pháp an toàn để xử lý (lau bụi, tách thiết bị khỏi vận hành… tuỳ theo mức độ hư hỏng).
Tiếp xúc điện của thiết bị bị đổi màu, có dấu hiệu phát nhiệt:
Trực trạm sử dụng thiết bị kiểm tra nhiệt từ xa để đo nhiệt độ hoặc sử dụng nến gắn ở đầu sào cách điện 110kV để kiểm tra điểm phát nhiệt. Nếu mức độ phát nhiệt là có thì phải có kế hoạch xử lý, nếu phát nhiệt nóng đỏ thì phải thực hiện giảm tải ngay hoặc cắt điện để xử lý tiếp xúc.
Một số vòng dây thứ cấp bị cháy chập với nhau.
Chủ yếu là do Máy biến dòng bị quá tải; cách điện bị già cỗi. Có thể kiểm tra bằng cách đo điện trở một chiều.
Đứt mạch cuộn dây thứ cấp:
+ Do vận chuyển rung xóc gây đứt các đầu ra.
+ Do vặn xiết khi lắp đặt hoặc sửa chữa gây ra.
+ Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế.
Do sử dụng lâu năm cách điện già cỗi gây nên sự mất chính xác:
+ Đo điện trở cách điện, tỷ số biến, đặc tính từ hóa.
+ Đấu sai cực tính của Máy biến dòng trong hệ thống 3 pha dẫn đến làm sai lệch phép đo(thực hiện kiểm tra lại cực tính và đấu nối lại)
+ Quá tải lớn trong thời gian dài làm lão hoá hoặc cháy cuộn dây phía thư cấp(thay thế bằng biến dòng mới).
+ Rỉ dầu do các gioăng bị lão hóa.
Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.