Home Khoa Học Bài 3: Mô hình mạch điện

Bài 3: Mô hình mạch điện

Tác giả Khoa Học

Để miêu tả các hiện tượng năng lượng trong một thiết bị điện ta dùng sơ đồ điện. Sơ đồ điện gồm các phần tử e, j, R, L, C là những phần tử cụ thể hóa những thông số đặc trưng các hiện tượng năng lượng, ghép lại theo kết cấu thiết bị điện. Như vậy sẽ miêu tả được hình dáng kết cấu và quá trình năng lượng trong thiết bị điện.

1. Một số khái niệm cơ bản:

– Nút: Điểm đấu nối của nhiều hơn 1 phần tử. Bậc của nút bằng số phần tử đấu vào nút.

– Nhánh: Chuỗi liên tiếp các phần tử mắc nối tiếp (các nút trung gian chỉ có bậc 2).

– Vòng: Một đường đi qua các nhánh và khép kín trong mạch điện (xuất phát từ 1 điểm nút nào đó và quay lại chính điểm xuất phát).

– Dòng điện nhánh: Dòng điện chạy qua các phần tử của nhánh.

– Điện thế nút: Là điện áp giữa nút đó và một điểm “đất” nào đó chung cho cả mạch điện. Thông thường điểm “đất” cũng là một nút của mạch điện.

2. Các quy ước: 

– Chọn các chiều dòng điện nhánh: Ưu tiên các nhánh có nguồn thì chiều dòng nhánh cùng chiều mũi tên nguồn, các nhánh còn lại tùy chọn.

– Chọn chiều điện áp:

  • Trên các nguồn: Ngược chiều mũi tên nguồn.
  • Trên các tải: Chọn chiều cùng chiều dòng nhánh.

Xem thêm:
Bài 4: Một số định luật cơ bản của mạch điện
Bài 5: Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện
Bài 6: Hệ phương trình Kirchhoff của mạch (với nguồn DC)

Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.

Có thể bạn thích!