Home Khoa Học Bài 4: Một số định luật cơ bản của mạch điện

Bài 4: Một số định luật cơ bản của mạch điện

Tác giả Khoa Học

Các định luật Ôm(Ohm), Lentz, Faraday và luật về dòng chuyển dịch của Maxuel nói lên quan hệ giữa dòng và áp trên những phần tử riêng rẽ của sơ đồ mạch. Chưa nói lên những hiện tượng cơ bản và kết cấu riêng của mạch: hiện tượng chảy liên tục của dòng điện dẫn, hiện tượng mạch có tính chất thế và kết cấu khung của mạch. Những hiện tượng và kết cấu này được miêu tả đầy đủ bởi hai định luật cơ bản là các định luật Kirchhoff.

1. Định luật Kirchhoff 1:

“Tổng các dòng điện chảy vào một nút bằng tổng các dòng điện chảy ra khỏi nút đó hoặc tổng đại số các dòng điện chảy vào một nút bằng 0”

Định luật này nói lên tính liên tục của dòng dẫn trong mạch điện, nói lên phép cộng các dòng ở một nút. Đồng thời cũng nói lên sự tồn tại yếu tố nút trong kết cấu mạch điện.

Mở rộng (Cho một vùng khép kín bất kỳ) : Tổng các dòng điện chảy vào một “vùng khép kín” bằng tổng các dòng điện chảy ra khỏi “vùng khép kín” đó.

2. Định luật Kirchhoff 2:

“Đi theo một vòng kín, tổng đại số các điện áp bằng 0”

Định luật này phản ánh tính chất thế của mạch điện ở chỗ: xuất phát từ một điểm bất kỳ, đi theo một đường khép kín bất kỳ, để trở lại điểm xuất phát, ta lại trở lại thế cũ, tức lượng tăng thế bằng 0.

3. Định luật bảo toàn công suất:

“Tại mọi thời điểm ta có tổng công suất tiêu thụ bằng tổng công suất phát”

Các định luật khác sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo.

Xem thêm:
Bài 5: Hệ phương trình Kirchhoff của mạch điện
Bài 6: Hệ phương trình Kirchhoff của mạch (với nguồn DC)
Bài 7: Phương pháp dòng vòng (với nguồn DC)

Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.

Có thể bạn thích!