Home Khoa Học [Mạch nhị thứ]10- Nguyên lý mạch điều khiển máy cắt

[Mạch nhị thứ]10- Nguyên lý mạch điều khiển máy cắt

Tác giả Khoa Học

Các máy cắt nói chung có 3 chế độ điều khiển:

– Điều khiển tại chỗ.

– Điều khiển từ xa.

– Điều khiển bằng cơ khí.

Chế độ điều khiển bằng cơ khí không yêu cầu liên động điện, còn các chế độ điều khiển tại chỗ và điều khiển  từ xa đều yêu cầu liên động về điện.

1. Mạch điện điều kiển máy cắt “Tại chỗ” (Local):

Mục đích của chế độ điều khiển “Tại chỗ” dùng cho công tác kiểm tra, thí nghiệm hoặc sửa chữa. Mạch bao gồm các thiết bị điện (như các khóa chọn mạch, các nút nhấn điều khiển, các cuộn dây đinẹ từ Đóng và Mở, rơle trung gian, các bộ tiếp điểm giới hạn, động cơ điện,…) và các dây dẫn nối mạch giữa các thiết bị đấy, được chế tạo lắp bên trong Tủ truyền động của máy cắt. Phần mạch điện điều khiển “Tại chỗ”, tuy có phần khác nhau giữa các nhà sản xuất, loại máy cắt, tủ truyền động, nhưng đều gồm có các mạch điện sau đây:

– Mạch điện đóng (closing circuit), kết hợp với mạch điện chống giã giò (antipumping circuit).

– Một hoặc hai mạch điện mở giống nhau (tripping circuit).

– Mạch điện rơle trung gian, dùng để khóa mạch điện đóng, mở khi máy cắt không đạt đủ yêu câu vần hành.

Ví dụ mạch điện rơle thiếu áp suất khí SF6 (nếu là máy cắt điện SF6) hoặc mạch điện rơle thiếu áp suất không khí nén (nếu máy cắt dùng bộ truyền động không khí nén), mạch điện rơle thiếu áp suất dầu (máy cắt dùng bộ truyền động dầu thủy lực).

– Mạch điện động cơ nạp lò xo (máy cắt dùng bộ truyền động lò xo) hoặc mạch điện động cơ nén không khí (máy cắt dùng bộ truyền động không khí nén) hoặc mạch điện động cơ nén dầu (máy cắt dùng bộ truyền động dầu thủy lực).

Ngoài phần mạch điện điều khiển “Tại chỗ”, trong tủ truyền động còn có lắp các mạch điện phụ (gồm mạch điện đèn chiếu sáng và mạch điện trở sấy chống ẩm tủ truyền động). Riêng đối với loại máy cắt điện điện nhiều dầu, có đặt các máy biến dòng xuyên chân sứ máy cắt, thì trong tủ truyền động còn đặt các trạm nối dây ra cho mạch thứ cấp biến dòng.

2. Mạch điện điều kiển máy cắt “Từ xa” (Remote) gồm có:

– Các thiết bị điện (khóa hoặc các nút nhấn điều khiển, các rơle điều khiển) và các dây dẫn nối mạch giữa các thiết bị ấy, có tủ bảng điện điều khiển (đặt trong phòng điều khiển).

– Các cáp điện kiểm soát nối từ tủ bảng điện điều khiển đến tủ truyền động máy cắt. Các cáp điện kiểm soát này sẽ nối mạch điện điều khiển đóng “từ xa” với mạch điện đóng lắp trong tủ truyền động và nối mạch điều khiển mở “từ xa” với mạch điện mở trong tủ truyền động.

Mạch điều khiển đóng từ xa là mạch điện thao tác bằng khóa hoặc nút nhấn điều khiển và riêng đối với máy cắt điện đường dây còn có thể có thêm mạch điện tự động đóng lại (autoreclosing).

Mạch điều khiển mở từ xa là mạch điện thao tác bằng khóa hoặc nút nhấn điều khiển và mạch điện tự động mở do rơle bảo vệ tác động.

Thông thường, để trình bày hoàn chỉnh mạch điện cho mỗi máy cắt, ngoài mạch điện điều khiển “Tại chỗ” và “Từ xa”, còn vẽ thêm trên cùng một bản vẽ hai loại mạch điện khác là:

– Mạch điện đèn chỉ thị trạng thái Đóng hoặc Mở của máy cắt, được nối mạch với các tiếp điểm phụ của máy cắt.

– Mạch điện báo hiệu các loại sự cố của máy cắt, được nối mạch với các tiếp điểm giới hạn, các tiếp điểm rơle áp suất khí SF6 (với máy cắt SF6) hoặc tiếp điểm rơle áp suất không khí nén (với máy cắt không khí nén hoặc máy cắt SF6 dùng bộ truyền động không khí nén).

Xem thêm:
Sơ đồ nối ba máy biến điện áp theo hình sao-sao
Sơ đồ nối ba máy biến điện áp theo hình sao-sao-tam giác hở
Sơ đồ đấu nối máy biến dòng điện

Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.

Có thể bạn thích!