Home Mẹ bầu Những điều chồng nên làm khi vợ mang thai

Những điều chồng nên làm khi vợ mang thai

Tác giả Tri Thức Tốt

(Trithuctot.com) – Trong quá trình vợ mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm của phụ nữ, do sự thay đổi bất thường của cơ thể mang lại. Do vậy, vai trò của chồng trong suốt thời gian vợ mang bầu là rất quan trọng. Mẹ bầu có tâm lý thoải mái, thai nhi có phát triển tốt hay không phụ thuộc lớn vào người chồng. Dưới đây là những điều đàn ông cần làm ngay lúc này, để giúp mẹ bầu có tâm lý thoải mái, con khỏe mạnh.

Xem thêm: Bí quyết chăm sóc da cho bà bầu

Giúp vợ ngủ ngon hơn

Mỗi ngày bà bầu phải ngủ trên 8 tiếng thì thai nhi mới có thể phát triển tốt. Bước vào thai kì giữa, giấc ngủ của bà bầu đặc biệt quan trọng, bởi vì hàng loạt cảm giác khó chịu như phù thũng, thai đạp, chuột rút, tiểu nhiều, đau lưng bội nhiễm thai kì… tác động khiến chất lượng giấc ngủ của bà bầu sa sút. Một khi thiếu ngủ, đồng hồ sinh học, nội tiết trong cơ thể bà bầu mất cân bằng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Là chồng và là ông bố tương lai, bạn nên giúp vợ ngủ ngon bằng cách:

Thay đổi môi trường sống

Môi trường ở phải chú trọng yên tĩnh, không khí trong lành, phòng ngủ sạch sẽ, thoải mái, không có mùi khó chịu; giường ngủ phải mềm mại, nhưng lại không được dùng đệm mềm; gối không nên quá thấp, cũng không được quá cao, quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, còn có thể khiến hô hấp không đều gây ra hiện tượng ngáy, ảnh hưởng tới việc ngủ sâu của vợ.

San sẻ việc nhà cùng vợ trong giai đoạn mang thai là điều đàn ông cần nên làm. Bởi lúc này, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi và tránh làm những công việc nặng nhọc, để không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Chuẩn bị một chiếc chăn mềm mại và nhẹ nhàng để vợ có thể ngủ thật ấm áp, xoay người thuận tiện, ngủ sâu hơn, thai nhi cũng khỏe mạnh hơn.

Chế độ ăn uống phù hợp

Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, vì nếu ăn uống linh tinh, không cẩn thận sẽ gây hại cho con. Bạn hãy để ý khẩu phần ăn của vợ bầu, để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cô ấy. Nhiều bà bầu nghĩ rằng, vì đang mang thai nên cần phải ăn cho hai người và cố gắng ăn thật nhiều. Nhưng các anh chồng nên hiểu rằng việc đó là không cần thiết, chỉ cần chăm sóc vợ ăn đủ chất và đủ dinh dưỡng là được rồi. Trong thời gian mang thai, vợ chỉ cần thêm 200mg calo/ngày chứ không cần quá nhiều. Vì vậy, các anh chồng hãy đóng vai trò là “chuyên gia dinh dưỡng”, giúp vợ tìm hiểu thông tin, thành phần dinh dưỡng trên bao bì của các thực phẩm.

Ăn uống vẫn phải kiên trì nguyên tắc thanh đạm, ít muối; bữa tối không nên ăn quá no, sau khi ăn không nên lập tức ăn hoa quả, cũng không nên lập tức nằm ngủ, bởi vì thức ăn vẫn trong dạ dày, chưa vào ruột. Nếu lúc này lập tức đi ngủ thì dạ dày sẽ bị tắc nghẽn, dễ gây chướng bụng, “cồn ruột”, hen suyễn, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Công tác bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể nên sắp xếp vào buổi sáng, buổi chiều, trước khi đi ngủ uống ít nước, vừa có thể giảm được tiểu nhiều về đêm, lại có thể giảm phù thũng. Không nên uống đồ uống có cồn, nhiều đường như coca, nước hoa quả đóng chai; buổi đêm không nên uống đồ uống lợi tiểu như sữa đậu nành, trà đặc…

Giúp vợ thư giãn

Trước khi đi ngủ tốt nhất nên mát-xa cho vợ, xua đi cảm giác đau nhức toàn thân, để cơ thể được thả lỏng, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Trong suốt quá trình mang thai, vợ bạn sẽ không chỉ gặp các vấn đề về tâm sinh lý, mà còn thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức mỏi toàn thân, chuột rút,… nhất là những tháng cuối thai kỳ. Các anh chồng hãy thường xuyên xoa bóp, massage cho vợ để vợ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn.

Tốt nhất có thể lấy nước nóng cho vợ ngâm chân, mát-xa bàn chân rất tốt cho thai phụ. Trước khi đi ngủ không được để vợ rơi vào trạng thái hưng phấn, tránh vận động mạnh, sắp bước sang thai kì cuối, hạn chế quan hệ tình dục là cần thiết.

Động viên và làm cho vợ luôn vui vẻ

Bà bầu cảm thấy u uất hoặc lo lắng quá mức về sức khỏe của thai nhi thì đều có thể ảnh hưởng tới nội tiết. Lúc này, hãy bình tĩnh nói chuyện với vợ, tâm sự về cảm nhận gần đây của hai người, thảo luận về những vấn đề trong nuôi dạy con cái để giảm bớt áp lực tâm lí cho vợ.

Các ông chồng hãy tạo thường xuyên dỗ dành vợ, tặng vợ những lời khen ngọt ngào, khoan dung với tính tình của vợ; dành thời gian đưa vợ đi tham gia hoạt động xã giao, dạo phố, mua đồ ăn vặt, mua vài bộ quần áo đẹp, chụp những bức ảnh hạnh phúc.

Không nên vô tâm ngủ trước khi vợ đang mất ngủ, vì như thế sẽ khiến vợ cảm thấy rất cô đơn. Khích lệ vợ đi vệ sinh trước khi đi ngủ, hình thành thói quen đi vệ sinh trước khi ngủ, để tránh vừa mới ngủ lại buồn đi vệ sinh, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Để vợ luôn tươi cười

Khi được lên chức và trở thành cha mẹ, là khoảnh khắc tuyệt vời đối với các ông bố trẻ. Nhưng các anh chồng hãy biết rằng vợ sẽ còn chịu nhiều khó nhọc và thiệt thòi trong thời gian tới. Điều mà các anh chồng có thể làm được là khiến vợ luôn thoải mái về tinh thần và rạng ngời hạnh phúc. Điều quý giá từ chồng mà các bà vợ mong muốn là sau một ngày làm việc vất vả, chồng được trở về nhà bên cạnh vợ và thủ thỉ cùng con.

Cười là biểu hiện của tâm trạng vui vẻ. Trong cuộc sống luôn có áp lực, khi cảm thấy đau khổ, cho dù miễn cưỡng mỉm cười cũng có thể khiến nỗi đau khổ tạm thời giảm đi, tươi cười vui vẻ luôn được mọi người coi là bài thuốc dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe.

Cười có thể tăng cường chức năng hô hấp, loại bỏ khí thải, làm sạch đường hô hấp, có thể khiến các cơ được thả lỏng, giảm bớt căng thẳng thần kinh, khiến con người lạc quan đối diện với cuộc sống.

Người xưa nói: tức giận hại gan, lo buồn hại phổi, tức giận là căn nguyên của bách bệnh. Khi con người ở trong trạng thái tức giận, u sầu thì chức năng tiêu hóa giảm sút, dạ dày ruột co giật, tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, thở gấp, nội tiết mất cân bằng. Bà bầu và thai nhi có liên hệ trực tiếp với nhau, nên từng hành động cử chỉ của bà bầu đều sẽ ảnh trực tiếp tới thai nhi, ví dụ những bà bầu thường xuyên nổi nóng thì thai nhi sinh ra tính cách cũng khá nóng vội.

Giúp vợ một vài việc nhỏ

Những công việc khó nhọc như giặt giũ hay dọn nhà trước đây có thể là phần việc độc quyền của vợ nhưng khi vợ có bầu các anh chồng nên có ý thức biết giúp đỡ vợ.

Sắp bước vào thai kì cuối, các ông chồng tinh ý sẽ thấy động tác của vợ trở nên vụng về, và vợ càng thích nũng nịu hơn trước đây. Đó là vì cô ấy cần sự giúp đỡ của bạn, cần bạn quan tâm hơn tới vợ và con. Vậy thì sao không làm một vài chuyện vừa có thể an ủi vợ, lại có thể biết được sự thay đổi của con nhỉ? Hãy giúp vợ một vài việc nhé.

Cùng cảm nhận thai đạp

Thường sau 5 tháng (7 – 8 tháng là thai đạp rõ rệt nhất), thai đạp là phản ứng tình trạng sức khỏe của thai nhi. Có thể để vợ ngồi thẳng hoặc nằm nghiêng sang trái, nhẹ nhàng đặt bàn tay lên bụng vợ là có thể cảm nhận được thai nhi giơ tay, đạp chân, xoay tròn. Đó chính là thai đạp. Bình thường mỗi ngày thai đạp ít nhất 3 lần trở lên, có lúc sẽ đạp liên hồi.

Kiểm tra cân nặng

Do bụng bà bầu quá to, nhìn xuống dưới chân rất khó, nên không thể nhìn rõ con số trên cân sức khỏe. Lúc ấy, các chồng có thể nhìn cân giúp vợ, kiểm tra tình trạng sức khỏe của vợ. Bắt đầu từ bây giờ, mỗi tuần cân một lần, mỗi tuần thể trọng tăng khoảng 500g. Cân nặng của vợ tăng quá nhiều hoặc không tăng mà giảm đi đều phải kịp thời hỏi bác sĩ xem là do nguyên nhân gì hoặc đến bệnh viện kiểm tra.

Đo chiều cao đáy tử cung

Chiều cao của đáy tử cung hiển thị tình trạng sức khỏe của thai nhi và lượng nước ối. Các ông chồng hãy đợi sau khi vợ đi tiểu, để vợ ngồi thẳng, gác chân lên chiếc ghế nhỏ, dùng thước đo khoảng cách từ xương mu tới chính giữa bụng dưới, chính là độ cao đáy tử cung. Từ sau tháng thứ 5, mỗi tuần có thể đo 1 lần, mỗi lần độ cao đáy tử cung tăng khoảng 1cm. Đến tháng thứ 9, đầu của thai nhi đã lọt vào khung xương chậu, độ cao đáy tử cung tăng chậm, cũng có thể giảm xuống. Khi độ cao đáy tử cung tăng quá nhanh hoặc quá chậm đều nên mời bác sĩ chẩn đoán.

Giúp vợ xoay người

Sắp bước vào thai kì cuối, bụng của vợ đã rất to, dây chằng tử cung bị kéo thẳng nên bụng rất đau, lưng cũng đau do phải ưỡn ra phía trước, thường xuyên cảm thấy khó chịu, thêm vào đó là thai đạp liên tục, đối với bà bầu, ngay cả việc ngủ cũng khó chịu.

Giữ một tư thế ngủ trong thời gian dài rất khó chịu, nhưng xoay người đối với thai phụ lại càng khó khăn, ví dụ sẽ xuất hiện cơn đau do da bụng bị kéo, đau lưng, xương vì áp lực quá lớn khi ma sát phát ra tiếng “rắc rắc”, xương mu cũng rất đau… Những điều này đều khiến bà bầu xoay đi xoay lại không ngủ được. Một số bà bầu vì khó xoay người cùng với hàng loạt cơn đau mà cả đêm không thể ngủ được. Lúc này, những người chồng tinh ý có thể nhẹ nhàng giúp vợ xoay người, rồi nhẹ nhàng mát-xa và nói một vài lời an ủi, vừa có thể giảm nhẹ nỗi bực tức của vợ, xua đi lo lắng trong lòng mà cũng có thể cảm nhận được cơ thể của vợ nặng nề như thế nào, vợ phải vất vả ra sao, bạn sẽ càng thương vợ hơn. Mặc dù chỉ là một vài động tác nho nhỏ nhưng tình cảm vợ chồng vì thế sẽ càng bền vững hơn.

Cho thai nhi nghe nhạc

Thai giáo ngoài lí luận còn phải tiến hành thao tác thực tế. Trong vài tháng trước, đã tiến hành thai giáo bằng ngôn ngữ, thai giáo bằng âm nhạc… nhưng chưa luyện tập khả năng phản ứng với thai nhi nhiều. Bắt đầu từ bây giờ, các ông bố có thể sắp xếp “bài tập” cho thai nhi về mọi mặt.

Từ tuần tuổi thứ 8, thai nhi đã nghe được nhịp đập trái tim mẹ. Đến gần giữa thai kỳ, bé đã có thể phản ứng lại với âm thanh từ bên ngoài. Âm nhạc chính là thứ ngôn ngữ không biên giới giúp cha mẹ giao tiếp với bé. Không chỉ thế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của âm nhạc trong việc kích thích trí thông minh của trẻ.

Tập thể dục

Từ sau tháng thứ 5 sẽ xuất hiện thai máy lần đầu tiên, đồng thời trong khoảng thời gian sau đó thai nhi luôn ở trong trạng thái vận động, thỉnh thoảng còn “nghịch ngợm”, vậy thì, trước tiên hãy xem biểu hiện của bé.

Khi thai nhi đạp vào bụng mẹ, bố có thể đặt tay lên vị trí bị đạp, thử xem phản ứng của thai nhi thế nào. Nếu thai nhi đạp tiếp, bố có thể nhẹ nhàng vuốt ve bụng của mẹ, còn có thể đổi vị trí, vuốt ve để dạy thai nhi thay đổi vị trí trong tử cung, xem thai nhi có phản ứng như thế nào. Thông thường, khi đổi vị trí, thời gian phải cách xa một chút để cho thai kịp phản ứng. Khi vui vẻ, thai nhi phản ứng sẽ nhẹ nhàng. Nếu thai nhi phản ứng mạnh, có thể là “tức giận”. Lúc này phải ngừng vuốt ve, chú ý thời gian vuốt ve mỗi lần không nên quá dài, nếu không sẽ khiến thai nhi chán ghét.

Nghiên cứu phát hiện, những bé được luyện tập vuốt ve trong thời gian dài từ khi còn trong bụng mẹ thì sau khi ra đời sẽ biết tuân thủ kỉ luật hơn, khả năng tự giác khá tốt, biết nghe lời.

Cùng đặt tên và chuẩn bị đồ cho con yêu

Ngay từ khi vợ đang mang thai, các anh chồng nên cùng vợ thảo luận về việc đặt tên cho con. Để tránh mâu thuẫn xảy ra giữa hai vợ chồng hãy cùng tự lập cho mình một danh sách tên ở nhà và tên khai sinh mà mình yêu thích. Sau đó cả hai cùng thảo luận và đưa quyết định cuối cùng.

Công việc chuẩn bị đồ cho bé con cũng thật gian nan vì có quá nhiều đồ cần mua. Nhưng hãy cảm thấy vui vẻ và thật ý nghĩa vô cùng khi cùng vợ sắm sửa đồ dùng, đón con chào đời. Các chồng sẽ trở thành một vệ sĩ “xịn” để tháp tùng vợ và con đi mọi nơi, đến mọi chỗ.

Giao lưu học hỏi kinh nghiệm chăm vợ bầu

Lần đầu làm cha, các ông bố sẽ cảm thấy có nhiều việc không thể thích ứng được, còn phải học tập rất nhiều, nhưng kiến thức trong sách vở không thể toàn diện, vợ cũng thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, hãy bớt chút thời gian giao lưu với những bố mẹ đã có con, vừa có thể thúc đẩy quan hệ giao tiếp, lại có thể học tập kinh nghiệm, tránh được lúng túng cho bản thân.

Ví dụ có thể nói chuyện cùng các ông bố khác xem họ thay tã cho con như thế nào, nói chuyện với con ra sao…; cũng có thể hỏi về những vấn đề gặp phải trong cuộc sống như dỗ dành vợ như thế nào, tiến hành thai giáo với con ra sao, khi gặp vấn đề các ông bố khác giải quyết như thế nào, phương pháp nào tốt hơn…

Các ông bố tương lai cũng có thể giao lưu với trẻ em, hỏi sở thích của chúng, suy nghĩ của chúng về bố mẹ, tìm hiểu tâm lý trẻ nhỏ để sau này gặp vấn đề tương tự cũng sẽ dễ nắm bắt.

Thông qua việc giao lưu với những ông bố khác, các ông bố tương lai sẽ thêm động lực để cùng vợ nuôi dạy con yêu.

Giữ tâm trạng tốt

Giữ tâm trạng tốt, luôn luôn tươi cười, sẽ ảnh hưởng rất tốt với thai nhi. Sự thay đổi tâm trạng của bà bầu sẽ ảnh hưởng tới sự biến đổi của nội tiết trong cơ thể, trực tiếp thông qua nhau thai ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Khi tâm trạng không tốt, adrenocortical hormones tăng lên, hormone cùng với máu thông qua nhau thai đi vào cơ thể thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai, một số tổ chức phôi thai đang ở vào thời kì phát triển quan trọng, khi adrenocortical hormone đi vào cơ thể thai nhi, có khả năng cản trở sự phát triển của xương hàm của thai nhi, khiến thai nhi bị dị tật sứt môi. Adrenocortical hormones còn khiến mạch máu co lại, huyết áp tăng lên, khiến tuần hoàn máu ở tử cung, nhau thai gặp chướng ngại tạm thời, khiến thai nhi thiếu oxi. Nếu người mẹ thường xuyên tức giận, dễ khiến thai nhi phát triển chậm hoặc chết trong tử cung.

Vì vậy, bà bầu hãy giữ tâm trạng thật tốt, học cách điều chỉnh tâm trạng của mình, khi vui, có thể cười thật tươi; khi buồn hãy hỏi bản thân vì sao tức giận, đồng thời nhắc nhở bản thân, tức giận không tốt cho thai nhi. Khi buồn, hãy tìm một người bạn thân thiết cùng đi dạo, tâm sự hoặc nói chuyện với chồng, ăn những món mình thích, dần dần sẽ bình tĩnh trở lại.

Theo: trithuctot.com!

Có thể bạn thích!