Từ những kinh nghiệm thu được trong cuộc sống và các công trình nghiên cứu. Người ta đã đúc kết ra một chân lý rằng: những thay đổi nhỏ có thể sẽ dẫn đến những kết quả khác biệt to lớn. Chúng ta phải luôn thực hiện các bước nhỏ theo đúng hướng đó là điều rất quan trọng. Để xây dựng được những thói quen lớn trong cuộc sống đã là điều rất khó khăn. Và nó lại càng khó hơn là việc giữ vững ý chí cho những thay đổi to lớn ấy. Vậy bạn nghĩ sao về việc xây dựng những thói quen nhỏ hàng ngày?
BJ Fogg – Giám đốc phòng thí nghiệm Công Nghệ Tiềm Năng ở Stanford (Hoa Kỳ) đã làm những nghiên cứu về vấn đề này. Để tạo ra những thay đổi lớn trong hành vi của chúng ta, phương pháp chính là áp dụng hiệu quả của những thói quen nhỏ và cụ thể.
Dưới đây là gợi ý về những thói quen nhỏ mà bạn có thể bổ sung vào cuộc sống hàng ngày. Không có gì là quá khó để thực hiện những thói quen này. Nhưng nếu bạn thực hiện thường xuyên, chúng sẽ mang đến cho bạn những thay đổi đáng kinh ngạc cho mức năng lượng trong cơ thể bạn. Từ thể lực, công việc, các mối quan hệ, cộng đồng và cả cho môi trường xung quanh.
Những thói quen nhỏ tốt cho công việc của bạn
1. Hãy suy nghĩ như một người khác
Khi gặp khó khăn hãy nghĩ đến một người nổi bật trong lĩnh vực đó. Sẽ có lúc bạn phải đối mặt với những khó khăn trong công việc, một cuộc họp quan trọng, một dự án lớn. Sau đó bạn tự đặt câu hỏi cho bản thân mình rằng người này sẽ làm những gì trong tình huống của bạn: Liệu anh ấy có bị chùn bước? Anh ấy làm thế nào để xử lý nó? Sợ hãi hay không? Hay anh ấy tự tin và bình tĩnh? Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang làm chính xác những gì bạn nghĩ rằng bạn sẽ làm. Điều này giúp loại bỏ sự nghi ngờ và tiêu cực tự bản thân mình nghĩ ra, làm bạn tập trung hơn vào những hành động đúng đắn.
2. Thực hiện 5 phút đánh giá hàng ngày trước khi dừng công việc
Trước khi bạn kết thúc công việc, hãy dành 5 phút để viết ra một danh sách những gì bạn đã hoàn thành. Những gì mà bạn đã lên kế hoạch nhưng không hoàn thành được, và những gì bạn dừng lại. Đừng tự mình cảm thấy thất bại vì những việc chưa được hoàn thành, chỉ cần lưu ý điều gì đã khiến bạn phải bỏ cuộc. Và ghi nhận bạn đã hoàn thành được bao nhiêu. Đây là một cách để giúp não của bạn tập trung vào việc tích cực và sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn về những suy nghĩ, việc làm khiến bạn mất tập trung.
3. Tắt tất cả các thông báo từ các tiện ích giải trí hoặc mạng xã hội
Bộ não của chúng ta không giỏi về việc chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Những thông báo, tin nhắn, tiện ích từ mạng xã hội cũng có thể làm bạn mất đến 40% thời gian làm việc. Nó thật sự không đáng giá như thế. Nếu bạn có thời gian vô tận thì không sao cả… Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng điều đó là không thể. Vì vậy hãy tập trung hoàn thành công việc của mình bằng cách chuyển điện thoại sang chế độ im lặng.
4. Trả lời tất cả các lời mời với câu “Tôi sẽ kiểm tra lại lịch của mình”
Khi người khác yêu cầu bạn làm việc gì đó, đừng vội vàng đưa ra câu trả lời cho dù đó là tiêu cực hay tích cực. Bạn có thể bạn nhanh chóng trả lời không. Hoặc do bạn không muốn làm người khác buồn nên miễn cưỡng đồng ý, để rồi sau đó bạn thấy mình bị quá tải. Hãy dành thời gian để đánh giá từng trường hợp bằng cách đơn giản là không trả lời dứt khoát ngay. Thay vào đó, hãy nói “Tôi sẽ kiểm tra lịch của tôi và trả lời bạn”. Sau đó hãy kiểm tra lại lịch, mức độ ưu tiên của bạn và xác định xem bạn có thể tham gia hay không.
5. Dành 5 phút mỗi ngày để nghĩ về cách đạt được mục tiêu
Đây là một loại suy nghĩ với hình ảnh minh họa tích cực nhất. Hình dung kết quả cuối cùng thường không giúp bạn đạt được điều đó. Tuy nhiên, khi hình dung các bước bạn sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình có thể giúp bạn thực sự theo dõi sát sao cho đến khi có kết quả.