Home Phong thủy Phòng sách bố trí phù hợp với phong thủy

Phòng sách bố trí phù hợp với phong thủy

Tác giả Tri Thức Tốt

Phòng sách là bộ phận cấu thành quan trọng trong môi trường nhà. Phòng sách, tên này vốn có ý nghĩa là phòng để lưu giữ và đọc sách. Hiện nay ở thành phố đang lưu hành rất nhiều kiểu phòng lưỡng dụng ở các công ty cũng như gia đình, nhiều công ty nhỏ hay người bán hàng chọn đặt văn phòng tại nhà và như vậy phòng sách vừa là văn phòng vừa là nơi sinh hoạt.

Những gia đình có diện tích nơi ở rộng thì có thể bố trí phóng sách độc lập; gia đình nào tương đối hẹp thì bỏ ra một khu nhỏ làm nơi học tập và làm việc, che chắn cho khu này có thể dùng tủ sách hoặc rèm.

Bố trí phòng sách thể hiện cá tính và nội tâm của người chủ, thực ra, đó là một học vấn. Phòng sách là nơi rèn luyện bản lĩnh, tu thân dưỡng tính của mỗi người. Thường thì phòng sách được bài trí bàn viết, bàn để máy vi tính, tủ sách, ghế ngồi. Bàn viết và ghế phải được thiết kế tinh tế, hợp với tư thế ngồi và thuận tiện trong thao tác.

Đồ dùng trong phòng sách ngoài tủ, bàn, ghế ra, ở phòng sách dùng cho khách có thể bố trí thêm một bộ bàn ghế uống nước, tạo không khí ấm cúng. Bàn sách nên đặt trước hoặc bên phải cửa sổ để đảm bảo ánh sáng, mặt bàn tránh bị che bóng. Đèn bàn nên dùng loại cơ động, có thể điều chỉnh và đảm bảo góc độ chiếu sáng và độ sáng. Ngoài ra có thể bố trí thêm chậu cây và tranh ảnh để thể hiện không gian đặc trưng của một phòng sách.

Rèm cửa thường dùng loại vải màu nhạt, vừa có thể che được ánh sáng vừa tạo được cảm giác thông thoáng, dùng được rèm bạch diệp cao cấp càng tốt, ánh sáng cường độ mạnh khi qua rèm sẽ trở nên dịu và ấm.

Quy mô và đầu tư phòng sách thường được xem xét căn cứ vào kích thước phòng và nghề nghiệp, thân phận và lượng sách cần có của người chủ, nếu diện tích có hạn có thể kéo không gian ra thêm khi điều kiện cho phép; cũng cần căn cứ vào khả năng thu nhập kinh tế của người chủ để chọn. Bình thường, nhu cầu của một phòng sách là thực dụng, gọn gàng sạch sẽ, không nhất thiết phải đầu tư những thứ quá đắt tiền, nhưng tối thiểu phải thoả mãn mấy điều kiện sau:

1. Thông gió tốt

Hiện nay trong phòng sách ngày càng có nhiều các thiết bị điện tử, điều này đòi hỏi phải có một môi trường thông gió tốt. Thường thì không nên bố trí phòng sách

nơi kín, không có gió tự nhiên vào được. Cửa sổ phải đảm bảo không khí lưu thông, tốc độ gió tiêu chuẩn có thể khống chế ở khoảng 1m/s, như vậy sẽ có lợi cho máy móc tản nhiệt khi hoạt động.

2. Nhiệt độ phù hợp

Vì trong phòng sách có máy tính và sách các loại, cho nên nhiệt độ nên không chế ở 0-30°C. Vị trí đặt máy tính cần tránh 3 vấn đề: một là tránh đặt chỗ cửa sổ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào; hai là tránh đặt dưới của máy điều hoà không khí; ba là tránh đặt gần những thiết bị tản nhiệt khác.

3. Chú ý ánh sáng

Ánh sáng trong phòng sách có thể dùng cách chiếu sáng trực tiếp hoặc bán trực tiếp, hướng tia sáng chiếu vào sách tốt nhất là từ phía sai trái, hoặc trước bàn đọc sách đặt một đèn bàn có độ cao vừa phải và tránh ánh sáng kích thích làm chói mắt.

Đèn chuyên dùng cho phòng sách là đèn bàn nghệ thuật, ví dụ như đèn đế xoay, đèn có thể điều chỉnh độ sáng, dùng đèn này ánh sáng dễ dàng chiếu trực tiếp vào bàn đọc sách.

Thường không cần chiếu sáng toàn diện, để tiện cho kiểm tra có thể dùng đèn lắp trên tủ sách. Nếu là phòng sách đa dụng thì nên dùng kiểu đèn nửa kín, ánh sáng tập trung vào mặt bàn không lọt ra xung quanh, như vậy vừa đủ ánh sáng làm việc vừa không ảnh hưởng đến hoạt động khác. Nếu đọc sách mà ngồi ở ghế sô-pha thì tốt nhất dùng loại đèn cây để có thể điều tiết được hướng và độ cao chiếu sáng.

4. Chú ý điều tiết màu sắc phù hợp

Màu sắc trang trí trong phòng có liên quan mật thiết đến ngũ hành. Nếu muốn có được một thiết kế hài hoà, chúng ta phải có sự điều chỉnh theo màu ngũ hành. Nếu sử dụng màu cho phòng sách một cách hỗn tạp, sẽ không hợp với ngũ hành. Cần điều chỉnh theo quy luật ngũ hành để có màu tương hợp.

Theo ngũ hành, mộc có thể sinh hoả, hoả tận thành thổ, trong thể giấu kim, trong kim sinh thủy, thuỷ dưỡng mộc. Nếu dùng 5 màu sắc tiêu biểu cho ngũ hành thì giữa 5 màu đó sẽ dễ tạo ra tương sinh.

Màu ngũ hành của phòng đọc sách:

Ngũ hành Màu sắc
Mộc Xanh, bao gồm cả màu xanh lá cây
Hoả Đỏ, bao gồm cả màu tím và màu phấn hồng
Thổ Vàng, bao gồm cả màu cà phê và vàng gạo
Kim Trắng, bao gồm cả màu xám và vàng kim loại
Thủy Đen, còn gọi là huyền sắc

Phối màu ngũ hành trong phòng sách phải hài hoà. Ví dụ thảm nền màu đỏ, ngũ hành thuộc hoả, hoả sinh thổ, đại diện cho thể là màu vàng, vậy thì tường có thể dùng màu vàng nhạt, trần nhà có thể sử dụng màu trắng. Lợi dụng nguyên lý ngũ hành tương sinh để điều chỉnh vận khí trong phòng, sẽ càng hợp hơn.

Trái lại, nếu như màu của phòng sách tương phản với nguyên lý tương sinh ngũ hành thì mới nhìn qua thôi đã cảm thấy khó chịu, thậm chí còn thấy chóng mặt, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tư duy bình thường của con người.

Tổng hợp những điều nêu trên thấy: tổng hoà màu của phòng sách là tương đối dịu, ví dụ các màu như trắng sữa, vàng nhạt, chúng sẽ được ưu tiên lựa chọn đầu tiên, tránh dùng màu đỏ thẫm, màu xang lá cây đậm hoặc phối màu lộn xộn.

Trong phòng sách bố trí một vài chậu cây như vạn niên thanh, lan quân tử, văn trúc sẽ càng đẹp mắt và hợp phong thuỷ.

5. Chọn tủ sách hợp lý

Tủ sách là đồ dùng gia đình không thể thiếu dùng để cất giữ sách, tài liệu trong nhà. Hình thức chủ yếu có 3 dạng, đơn, tổ hợp và tủ tường. Tủ sách được thiết kế cao khoảng 1,8m, phần từ nền nhà đến độ cao khoảng 0,78m được đóng kín, là nơi để sách ít dọc; đoạn từ 0,78m lên trên có kiểu mở hoặc thông hai mặt để những sách thường đọc, mục đích là thuận tiện khi sử dụng, không phải cúi người khi lấy sách. Nếu thiết kế tủ sách cao từ nền nhà đến chạm trần nhà thì sẽ lợi dụng được nhiều diện tích, thế nhưng như vậy sẽ không tiện cho việc lấy và cất sách, quá trình dùng sách lại phải dùng đến ghế cao hoặc thang, sẽ rất phiền phức.

Độ sâu của giá sách thường là 0,25m, nếu là giá sách đơn có thể nới rộng thành 0,3m. Độ rông xác định theo nhu cầu, nhưng với tủ sách gỗ thì chiều rộng thường khoảng 1m, như vậy sẽ tránh làm cong các tấm gỗ tủ.

6. Phòng sách cần phải sáng nhưng không nên ở hướng mặt trời

Ai cũng muốn có một phòng sách rộng thoáng, sáng sủa, trong điều kiện không cho phép có người phải dùng phòng ngủ hay phòng khách vào kiêm luôn chức năng phòng sách, cách này thật sự là không hợp lý. Phòng ngủ kiêm chức năng phòng sách có thể nằm trên giường đọc sách và thường thì hay đọc đến khuya, như vậy không chỉ làm tinh thần thiếu tập trung mà còn ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi bình thường của bạn. Nếu phòng khách kiêm luôn là phòng sách, người đọc sách trong phòng khách thường bị ảnh hưởng khi có khách đến nhà chơi.

Đôi khi tuy không có khách những phòng khách không phải là không gian yên tĩnh, khi đọc sách có thể có những chuyện khác làm ảnh hưởng. Vì vậy bố trí phòng sách không chỉ cần rộng, thoáng, sáng mà vị trí của nó cũng rất quan trọng, không gian có thể nhỏ một chút nhưng nên ở vị trí độc lập. Đặc biệt đối với những gia đình có người làm việc văn phòng, phòng sách càng không thể thiếu được.

Vậy hướng nào trong nhà phù hợp nhất với phòng sách? Hướng Nam là hướng của nghệ thuật và văn học, xem ra là hướng tốt nhất, là hướng nên lựa chọn đầu tiên. Nhưng mọi người đều cho rằng để phòng sách ở hướng mặt trời là tốt nhất, mà xem nhẹ hướng Nam, vì hướng Nam dương khí quá vượng, đối với hoạt động tinh thần và tư duy như vậy là không phù hợp.

Vì phòng sách là nơi để chúng ta đọc sách, viết văn, tiếp thu tri thức, ở đó để bình tâm suy nghĩ, chuyên tâm nghiên cứu, đó là nơi hoạt động nội tâm, điều này hoàn toàn trái ngược với hướng Nam – hướng nhiều ánh sáng. Nhưng với công việc viết lách mà nói, đây là một quá trình quan sát tỉ mỉ, phân tích cẩn thận, suy nghĩ thấu đáo. Do hướng Nam có ý nghĩa hút bám và lan toả xa, vì vậy có thể làm rối tư duy, như vậy sẽ không có lợi cho học tập và làm việc, dễ kích thích hệ thống thần kinh gây mệt mỏi, tinh thần không ổn định.

Thực hiện công việc sáng tác trong phòng sách vượng dương khí như vậy người ta sẽ bị xung động, tất nhiên là không thể kéo dài, nó giống như người uống nhiều rượu vậy, không thể bền vững. Về phương diện vận khí, làm việc tản mạn hoặc quá nóng vội, luôn trọng hư vinh sẽ mất đi lòng tin của mọi người. Nếu ban đêm sử dụng phòng sách như vậy có lẽ mới có hiệu quả. Xét theo nhiều nguyên nhân thấy rằng, phòng sách hướng mặt trời là không tốt. Cho nên có người cho rằng, phòng sách hướng Nam là lý tưởng nhất, chắc chắn sẽ sinh ra người tài viết lách. Cách nói này hoàn toàn thiếu cơ sở.

Có thể bạn thích!