Nhà ở hiện đại thiết kế hầu như không có khu vực ăn chuyên dùng, mà nơi ăn uống thường là phần kéo dài thêm ra bên ngoài phòng bếp hoặc khu vực bên ngoài phòng khách, kết cấu hoàn toàn theo kiểu mở, nếu có tủ rượu hoặc bàn bar thì cũng được bố trí ở đó.
Phòng ăn trong nhà không cần thiết phải thiết kế thành một gian khép kín, nếu ghép nó với các khu sinh hoạt chung sẽ thuận tiện hơn. Thiết kế và bố trí mặt bằng phòng ăn phải xem xét đến kích thước không gian lưu động cho người sử dụng và kích thước cự ly đến tủ bát, tủ lạnh, bàn ghế, mọi thứ cần được sắp đặt một cách hợp lý nhất, đồng thời cần chú ý đến sự thông thoáng tự nhiên của phần không gian đi qua các khu khác, không làm cản trở hoạt động của các khu khác.
Phòng ăn được bố trí tốt không những tụ tập được tâm sức của mọi thành viên trong gia đình, làm cho mọi người vui vẻ mỗi khi ở phòng ăn, mà còn có tác dụng giao lưu tình cảm tăng cường đoàn kết đối với mọi thành viên trong nhà.
1. Bố cục và phong cách
Xét về góc độ phong thuỷ, phòng ăn cũng như các phòng khác, bố cục và phong cách phải vuông vắn, không được thiếu góc hoặc lồi ra lõm vào. Bố cục theo hình vuông hay hình chữ nhật là tốt nhất và cũng dễ cho việc bài trí, trang hoàng nhất.
2. Vị trí
Nhà ở hiện nay phần lớn không tách riêng với phòng khách và phòng ăn. Nếu như phòng khách và phòng ăn ghép liền nhau, hướng cũng có hướng tốt hướng xấu. Theo quan điểm phong thuỷ học, hướng Đông Nam được gọi là “Thìn Tỵ hoàng kim thuỷ”, nếu thiết kế phòng ăn theo hướng này, gia vận sẽ được hưng vượng. Nhưng hướng Tây Nam thì lại xấu, vì vậy, không nên để phòng ăn ở hướng này.
Ngoài ra, phòng ăn nên đặt giữa phòng khách và phòng bếp – vị trí trung tâm của nhà. Bố cục như vậy sẽ làm tăng sự hoà hợp giữa mọi người trong nhà. Với nhà tầng, kị nhất là bố trí kiểu phòng ăn tầng dưới, thẳng lên tầng trên là nhà vệ sinh.
3. Trang hoàng
Năng lượng mọi thành viên trong gia đình có được từ việc ăn uống. Do phòng ăn là khu vực ăn uống nên nó có quan hệ rất lớn đến sự giàu nghèo của gia đình. Để tăng năng lượng hoả hành và tích tụ dương khí, phòng ăn nên trang trí gam màu sáng và phải đủ ánh sáng. Tại phòng ăn bài trí thêm một vài cây xanh sẽ càng làm tăng dương khí và tài phú.
4. Tránh vị trí hung (xấu)
Phòng ăn nên đặt ở vị trí trung tâm của nhà nhưng không được đối diện với cửa trước hoặc cửa sau. Còn một số bố cục nữa cũng cần phải tránh, ví dụ nếu như thiết kế nhà tầng thì phòng ăn nên ở tầng trên; cửa sổ ở hai mặt tường phòng ăn không được đối diện nhau, vì như vậy khí sẽ vào cửa này và ra ngay cửa kia, không tụ lại, sẽ không có lợi cho vận khí trong nhà. Không dùng không gian gần nhà vệ sinh làm phòng ăn, trường hợp khó tránh thì bàn ăn phải kê thật xa phòng vệ sinh.
5. Điều hoà âm dương
Bố trí phòng ăn thành không gian cân bằng âm dương, tuy nhiên nên thiên về dương hơn. Để tăng cường dương khí, tốt nhất không được treo bầy các vật như ảnh các bậc tổ tiên hay các đồ dùng gia đình cổ trong phòng ăn. Mặt khác, dương khí quá thịnh sẽ gây bất hoà trong gia đình.
6. Tránh đặt dưới xà nhà
Gặp trường hợp góc nhà và xà nhà nhọn có thể hoá giải bằng đồ dùng trong nhà và các chậu cây cảnh. Nơi ăn uống tránh thẳng dưới xà nhà, nếu không thể làm khác thì có thể dùng đèn chiếu, làm sao để ánh sáng đèn chiếu thẳng vào xà nhà.
7. Tạo hình bàn ăn
Hình dạng bàn ăn có ý nghĩa phong thuỷ rất quan trọng. Tốt nhất là dùng bàn ăn hình tròn hoặc hình bầu dục, tránh bàn có góc nhọn. Nếu dùng bàn hình vuông khi ăn nên tránh ngồi ở góc bàn.
8. Số may mắn (con số hạnh vận)
Vị trí đặt bàn ăn cũng ảnh hưởng đến vận hạn trong nhà. Các số 6, 8, 9 về lý thuyết đều thuộc các số mang lại may mắn. Số người ăn cơm trong nhà là cố định, nhưng khi có tiệc số người ăn được quyết định bởi chủ nhà.
9. Khéo dùng gương
Bố trí gương ở phòng ăn, khi gương chiếu vào thức ăn trong bàn ăn sẽ có hiệu quả làm tăng tài phú (của cải) trong nhà. Điều này chỉ hợp với những phòng bếp có thể treo được gương ở vị trí nó có thể soi được vào thức ăn trong bàn ăn, các trường hợp khác treo gương trong phòng ăn là không tốt.
10. Đồ vật may mắn
Phòng ăn thích hợp với tranh, tượng Phúc, Lộc, Thọ. Ngoài ra, tranh hoa quả và thực phẩm cũng mang lại vận tốt. Cam tượng trưng cho sự giàu có, dào tượng trưng cho sức khoẻ và trường thọ, quả lựu trượng trưng cho động còn nhiều cháu.
11. Dụng cụ ăn uống
Người nước ta thường quen dùng đũa, thìa, môi trong ăn uống, những đồ dùng quá nhọn cần được xếp đặt cẩn thận. Bát đĩa nên chọn dùng loại trên có in những hình ảnh mang lại cát tường như hoa, rồng, con dơi hoặc quả đào.
12. Lễ nghi
Lúc ăn cơm là thời khắc mọi người trong nhà đoàn tụ, gia đình có êm ấm, hoà thuận thì vận khí trong nhà mới vượng. Trong bữa ăn việc người trẻ phải mời người già ăn trước không chỉ là lễ nghĩa mà còn có ý nghĩa tạo phúc cho người trẻ.