1. Các phần tử cơ bản:
Trong mạch điện một chiều các phần tử L, C suy biến . Do đó ta chỉ việc giải mạch điện thuần trở.
Cuộn dây: L tương đương với dây dẫn ( ngắn mạch R=0).
Tụ điện: Tụ điện C suy biến thành hở mạch (R = ∞).
Ví dụ:
Với bài toán giải mạch với nguồn DC, ta sử dụng 5 phương pháp sau:
– Phương pháp dòng nhánh.
– Phương pháp dòng vòng.
– Phương pháp điện thế nút.
– Phương pháp tổng trở tương đương.
– Phương pháp xếp chồng.
Để giải mạch thuần trở, ta đi xây dựng hệ phương trình dòng nhánh của mạch (phương pháp dòng nhánh) theo các bước sau:
– Xác định hệ phương trình Kirchhoff.
– Giữ nguyên các phương trình K1 và sử dụng định luật Ohm chuyển các điện áp trong phương trình K2 thành phương trình theo các dòng nhánh ta sẽ thu được hệ phương trình cho các ẩn dòng nhánh.
– Giải hệ ta có các dòng nhánh.
– Sử dụng định luật Ohm và các định luật K1, K2 để tìm các tín hiệu điện áp trong mạch, từ đó suy ra được công suất nếu được yêu cầu.
2. Công suất trong mạch một chiều:
– Định luật bảo toàn công suất: Tại mọi thời điểm ta có công suất tiêu thụ bằng công suất phát.
– Các phần tử điện trở luôn tiêu thụ năng lượng (Ptt >0).
– Các cuộn dây và tụ điện không tiêu thụ năng lượng.
– Nếu mạch chỉ có 1 nguồn thì chắc chắn đó là nguồn phát năng lượng, nếu mạch có nhiều nguồn thì có thể có nguồn cũng tiêu thụ năng lượng.
Xem thêm:
Bài 7: Phương pháp dòng vòng (với nguồn DC)
Bài 8: Phương pháp điện thế nút (với nguồn DC)
Bài 9: Phương pháp tổng trở tương đương (với nguồn DC)
Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.