Home Tâm sự Truyền thuyết ngày Lễ tình nhân 14/2

Truyền thuyết ngày Lễ tình nhân 14/2

Tác giả Tri Thức Tốt

Trong khi không biết bao nhiêu người vẫn tự hỏi không biết tình yêu bắt đầu từ đâu thì ngày lễ Tình nhân cũng là một ẩn số. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì ngày 14/2 vẫn là dịp lãng mạn nhất để những người yêu nhau trên khắp hành tinh này bày tỏ tình cảm với nhau.

Nguồn gốc của lễ Tình nhân 14/2

Valentine’s Day (ngày 14/2) đã trở thành một ngày lễ quan trọng, đặc biệt là đối với các đôi tình nhân. Đây là ngày cả thế giới tôn vinh tình yêu lứa đôi.

Vào ngày này, người ta bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, chocolate và một số loại quà tặng đặc biệt khác mang nhiều ý nghĩa.

Valentine’s Day đã trở thành một ngày lễ quan trọng, đặc biệt là đối với các đôi tình nhân

Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của ngày lễ Tình nhân Valentine không phải gồm toàn hoa hồng, chocolate và những tấm thiệp xinh xắn tràn đầy yêu thương. Thay vào đó, ngày lễ dành cho những cặp đôi yêu nhau này lại có cảm hứng từ câu chuyện bất ngờ.

Có khá nhiều thông tin về nguồn gốc ngày lễ Tình yêu, gắn với tên Thánh Valentine. Song thực tế có tới ba người tên là Valentine hay Valentinus được phong thánh. Nên đến ngày nay người ta vẫn còn bàn cãi xem vị nào trong ba người đó tạo ra cái ngày mà hàng triệu người trên thế giới phải hồi hộp chờ đợi.

Dù còn ít nhiều quan điểm chưa thống nhất về lịch sử ngày Valentine nhưng có một điểm chung giữa các câu chuyện về những vị thánh này là họ đều chết vì tình yêu chân chính, tình yêu cao cả và vì sự chính nghĩa.

Truyền thuyết thứ nhất

Một trong những truyền thuyết được nhiều người chấp nhận nhất về nguồn gốc ngày lễ Tình yêu là câu chuyện liên quan đến một vị giáo sĩ La Mã sống dưới thời Hoàng đế Claudius II vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Thời kỳ này, đế chế La Mã trải qua một giai đoạn lịch sử đầy biến động và hỗn loạn, hay còn được gọi là “Cuộc khủng hoảng của Thế kỷ Ba”, khi đế chế bị phân chia thành 3 bang chém giết lẫn nhau.

Giữa thời kỳ đen tối này, Hoàng đế Claudius ban hành một mệnh lệnh vô cùng khắc nghiệt. Ngài cấm toàn bộ thanh niên trong đế chế kết hôn bởi ông tin rằng những người lính không lấy vợ có khả năng chiến đấu tốt hơn. Song một giáo sĩ dũng cảm tên là Valentine đã đứng ra làm lễ thành hôn trong bí mật cho các cặp đôi yêu nhau. Nhưng hành động này đã bị phát giác, và ông Valentine bị bỏ tù. Hoàng đế Claudius ra lệnh xử trảm ông Valentine vào ngày 14/2 năm 273.

Theo nhà văn Greg Tobin, nhiều người cho rằng những tấm thiệp tình yêu ngày Valentine có nguồn gốc từ những mẩu giấy thể hiện tình yêu thương và ngưỡng mộ mà trẻ em tuồn vào qua song sắt nhà tù cho ông Valentine, cũng như lá thư đề chữ “Your Valentine” trước ngày bị hành quyết của ông. Song đây có thể chỉ là một tình tiết được người đời thêm thắt vào câu chuyện đầy bi kịch này.

Truyền thuyết thứ hai

Một truyền thuyết khác cũng khá phổ biến về nguồn gốc ngày lễ Tình yêu là câu chuyện kể về một đức cha tên là Valentine. Năm 250, Hoàng đế Decius ra chỉ dụ trừng phạt tất cả những ai không tôn thờ Hoàng đế. Chỉ dụ này nhắm vào những tín đồ Kitô giáo (đạo Cơ Đốc) vì họ chỉ thờ Thượng đế. Do đó, nhiều người Kitô giáo đã bị bắt bỏ tù và xử tử hình. Trong số những người bị bắt có linh mục Valentine, ông bị bắt vào năm 268.

Ông Valentine là người thông thái, đức độ nên được người La Mã tin yêu. Vì vậy, Hoàng đế Claudius tìm cách chất vấn ông để tìm hiểu và chiêu dụ ông nhằm răn đe những người khác, song không thành.

Tức giận, Hoàng đế đã ra lệnh tống giam ông Valentine. Bị nhốt trong ngục, linh mục Valentine đã cảm hóa được quan coi ngục tên là Asterius, bằng cách chữa lành bệnh cho con gái viên coi ngục này. Cảm kích trước tấm lòng của linh mục Valentine, Asterius cùng toàn gia đình 46 người xin rửa tội theo đạo Kitô. Lo sợ việc này sẽ đe dọa vương quốc, Hoàng đế La Mã truyền lệnh chém đầu linh mục Valentine vào ngày 14 tháng 2 năm 270 trên đường Flaminius.

Cái chết của linh mục Valentine đã gây xúc động và mến phục trong dân chúng và những người Kitô giáo. Từ đó, cái tên Valentine trở thành biểu tượng cho tình yêu thương cao cả.

Truyền thuyết thứ ba

Một truyền thuyết khác lại cho rằng, vào thế kỷ thứ II sau Công Nguyên, một thầy thuốc đã bị xử chém vì tội dám tin vào Chúa Giêsu. Trong thời gian bị giam ở ngục tù, chờ bị xử chém, vị thầy thuốc đã chữa khỏi bệnh cho cô con gái mù của người cai ngục. Cô gái tìm thấy ánh sáng và giữa họ nảy sinh tình yêu.

Ngày 14/2, người thầy thuốc bị đưa đi hành hình. Trước khi chết, chàng đã gửi cho cô gái bức thư tình với chữ ký “Valentine của em”. Câu chuyện này sau đó đã trở thành huyền thoại. Và trên khắp thế giới người ta đã coi ngày này là ngày hội của những người yêu nhau. Đến nay, các cặp tình nhân vẫn có truyền thống ký tên bằng cụm từ “From your Valentine” của ngày xưa thay vì tên mình trong các tấm thiệp Valentine.

Ngoài ra, còn có nhiều truyền thuyết khác liên quan đến lịch sử ngày Lễ Thánh Valentine. Dù có khác nhau, song các truyền thuyết này đều thấm đậm chất trữ tình, lãng mạn, nhằm tôn vinh tình yêu lứa đôi.

Để ngày 14/2 trở nên ý nghĩa

Hiện nay người ta vẫn còn tranh cãi về nguồn gốc Ngày Tình yêu. Theo từ điển American Heritage, tục lệ gói những món quà Valentine (tức là các món quà, bánh có hình trái tim) lại không có liên quan gì đến vị thánh này. Còn dưới con mắt của các nhà khoa học châu Âu thì ngày 14/02 hằng năm là ngày tiết trời thay đổi và ấm hẳn lên. Cây cối đâm chồi, chim chóc và muông thú kết bạn với nhau… Vì thế, các nhà khoa học gọi ngày này là ngày “kết bạn”.

Dù vậy, từ lâu, người phương Tây đã chọn ngày mất của vị thánh này là ngày 14-2 làm Valentine’s Day – Ngày Tình yêu. Trong ngày này, những đôi lứa yêu nhau sẽ tặng cho nhau các món quà có hình trái tim hoặc những lời tỏ tình nồng thắm. Có điều đặc biệt là họ không ghi tên mình vào món quà. Phụ nữ Nhật bản thích nhất là được người yêu tặng cho mình một tấm thiệp kèm theo hộp chocolate hình trái tim.

Biểu tượng cao quý nhất của ngày Valentine vẫn là hoa hồng. Và theo ngôn ngữ của loài hoa, đàn ông Pháp thích tặng trước hết là hoa hồng đỏ thắm. Biểu tượng đam mê cuồng nhiệt. Sau đó là hoa hồng màu trắng (say mê thầm lặng nhưng tha thiết) và cuối cùng là hoa hồng vàng (có nghĩa là hạnh phúc đầu đời tươi mát).

Thế nào nhỉ???Tình yêu, rồi lại có ngày tình yêu nữa.

Khi đã yêu nhau rồi thì không cần ngày đó nữa cũng đủ cho họ rồi. Nhưng tại sao lại sinh ra cái “ngày tình yêu” làm gì???

Cũng như tất cả các ngày lễ khác trong năm. Valentine là một dịp thiêng liêng nhất để dành tặng cho tình yêu. Đó là ngày mà tình yêu trở nên đẹp nhất trong năm, trở nên trong sáng và nó mang một cái gì đó huyền diệu. Một cảm giác muốn yêu và được yêu trào dâng trong những trái tim chưa yêu. Và phải có ngày Valentine để ta biết được rằng trái tim ta đang khao khát được yêu.

Nhưng đâu phải chỉ có tình yêu trong ngày này. Một người bạn đã chỉ cho Tôi rằng có tất cả những tình cảm khác trong đó nữa…đó không chỉ là yêu theo một nghĩa là hai người yêu nhau. Mà nó còn là chữ yêu của tất cả những ai chưa yêu, những tấm lòng yêu thương mọi người. Những tấm chân tình muốn thể hiện rằng mình yêu bạn, mình quý bạn, mình muốn làm bạn với bạn….Và tất cả tất cả những gì mà có chữ tình đều được thăng hoa vào 14/2 chứ nhỉ?????

Hay đúng hơn tất cả mọi người hãy mở hết lòng mình để đón lấy những tình cảm cao quý, những tấm lòng chân thật vào ” Valentine’s Day” nhé!

Có thể bạn thích!