REF: (Restrict Eathing Fault): Hay còn gọi là (Residual Eathing Fault – Chạm đất có giới hạn) Là bảo vệ so lệch chạm đất có giới hạn, vùng bảo vệ là vùng nằm trong khoảng đấu nối so lệch của hai TI.
SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition): Là hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu từ xa.
EMS (Energy Management System): Là hệ thống quản lý năng lượng
DMS: (Distribution Management System): Là hệ thống quản lý lưới điện phân phối
PLC (Power Line Carrier): Là truyền dẫn sóng thông tin trên đường dây tải điện.
Program Logic Control: Lập trình điều khiển Logic.
SOFT (Swich Onto Fault Trip): (Chống đóng vào điểm sự cố) Khi có sự cố ÐZ, rơle bảo vệ tác động cắt MC, sau đó đóng lại MC bằng tay hoặc tự đóng mà sự cố vẫn còn duy trì thì chức năng SOTF (switch on to fault ) trong các bảo vệ rơle kỹ thuật số của các rơle bảo vệ sẽ làm việc cắt tức thời MC. Nguyên tắc làm việc của chức năng SOTF là tác động cắt MC tức thời, không kiểm tra hướng sau khi đóng lại MC (bằng tay hoặc bằng F79) mà sự cố vẫn còn duy trì nhằm đảm bảo loại trừ nhanh và chọn lọc phần tử bị sự cố khỏi hệ thống điện. Ðể đưa chức năng SOTF của các bảo vệ kỹ thuật số vào làm việc thì cần đưa tín hiệu khởi động từ rơle bảo vệ và trạng thái đóng mở MC tới bộ phận nhận tín hiệu vào của bảo vệ.
PTT (Permissive Transfer Trip): Do những nhược điểm của các sơ đồ cắt liên động trực tiếp DTT, trên thực tế người ta hay sử dụng loại sơ đồ truyền tín hiệu cho phép PTT (Permissive Transfer Trip) có độ tin cậy cao hơn. Thực chất của loại sơ đồ này là khi rơle nhận được tín cắt liên động từ phía đối diện gởi tới, nó không gửi tín hiệu cắt ngay mà còn kiểm tra xem điều kiện nào đó được thoả mãn không, nếu có thì mới phát tín hiệu đi cắt máy cắt. Điều kiện này có thể là khi rơle phía đầu nhận phát hiện sự cố bởi các vùng khoảng cách, phần tử định hướng hay phần tử phát hiện sự cố tác động. Như vậy tín hiệu liên động không phải là tín hiệu trực tiếp DTT mà chỉ là tín hiệu cho phép PTT, đôi khi nó còn được viết tắt là PIT (Transmissive Intertrip).
PUTT (Permissive Underreaching Transfer Trip): Cũng tương tự như PTT, nếu phần tử phát tín hiệu cho phép của rơle đầu phát là phần tử nội tuyến (vùng I khoảng cách) thì sơ đồ được gọi là cắt liên động do phần tử nội tuyến truyền tín hiệu cho phép.
POTT (Permissive Overreaching Transfer Trip): Tín hiệu truyền cắt xa. Phần tử phát tín hiệu cho phép của rơle đầu phát là phần tử vượt tuyến (vùng I mở rộng, vùng II, III khoảng cách, phần tử phát hiện sự cố, phần tử định hướng) thì sơ đồ được gọi là cắt liên động do phần tử vượt tuyến truyền tín hiệu cho phép POTT (Permissive Overreaching Transfer Trip). Có thể dùng cùng một lúc cả hai kiểu truyền POTT và PUTT độc lập qua các đường nối sóng mang riêng biệt. Khi đó kiểu truyền PUTT hoạt động trong vùng I còn kiểu truyền POTT hoạt động trong vùng mở rộng hoặc với vùng phát hiện sự cố. Trên thực tế người ta có thể phân biệt các sơ đồ POTT thuần tuý (dùng bảo vệ khoảng cách ba cấp kết hợp với cắt liên động, còn gọi là POTT1) và sơ đồ có thêm vùng III khoảng cách hướng ngược có chức năng khoá (POTT2). Sơ đồ làm việc tương tự như sơ đồ thuần tuý đối với các sự cố bên trong đường dây. Còn đối với các sự cố bên ngoài, vùng III hướng ngược này sẽ khoá toàn bộ bảo vệ khoảng cách lại. Nếu một hư hỏng xảy ra trong thiết bị nhận tín hiệu hay trong đường truyền, logic nhận của bộ giao tiếp viễn thông đa năng có thể bị khoá bởi đầu vào nhị phân và điều này sẽ không ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ khoảng cách thông thường. Khi đó việc điều khiển khoảng đo vùng mở rộng sẽ được chuyển đến chức năng TĐL nếu chức năng này chưa bị khoá.
DTT (Direct Transfer Trip): Tín hiệu cắt sẽ được phát đi cắt máy cắt đồng thời phát tín hiệu liên động cắt trực tiếp cho rơle phía đối diện. Rơle ở mỗi đầu khi phát hiện sự cố và cắt máy cắt của nó sẽ truyền tín hiệu tới rơle đầu đối diện qua một trong những cổng truyền thông số output. Rơle phía đầu nhận sẽ nhận được tín hiệu này qua cổng vào số input. Giá trị gán ở đầu vào này có thể là một biến (variable) hay một hàm (function) có khả năng phát tín hiệu cắt trực tiếp ở đầu ra của rơle (nhận tín hiệu) tới máy cắt của nó mà không cần kiểm tra bất cứ điều kiện nào. Trong sơ đồ cắt liên động trực tiếp DTT, tín hiệu cắt sẽ được phát đi cắt máy cắt đồng thời chuyển thành tín hiệu liên động kiểu trực tiếp cho rơle phía đối diện. Rơle phía đối diện về mặt nguyên lý cũng phải được cài đặt giống rơle này.
LCD (Liquid Crystal Display): Màn hình tinh thể lỏng
IEC (Internation Electrotechnical Community): Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
OC (Over Current): Quá dòng
OV (Over Voltage): Quá áp
UV (Under Voltage): Kém áp
BF (Breaker Fault): (Lỗi máy cắt) là khi rơle xuất lệnh cắt mà máy cắt không cắt được thì chức năng này (Trong Rơle) sẽ khởi động, gửi tín hiệu đi cắt các máy cắt khác để cô lập máy cắt bị sự cố.
UF (Under Frequency): (Kém tần số) Khi quá tải, tần số sẽ giảm thấp, chức năng này sẽ thực hiện sa thải bớt một số phụ tải không quan trọng.
GIS (Gas Insulation System): Mức cách điện của hệ thống kín.
BIL (Breaker Insulation Level): Mức cách điện của MC.
FR (Fault Recorder): Ghi lại các dữ kiện sự cố, lỗi, bất thường
Xem thêm:
Mạng Lan là gì? Cách thức thiết lập mạng Lan nội bộ
Tìm hiểu về mạng máy tính LAN – MAN –WAN – INTERNET
Mạng dây Ethernet và Wifi cái nào tốt hơn?
Tìm hiểu về các loại cáp mạng phổ biến
Có thể bạn thích: Mô hình trạm biến áp ngầm, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp ngoài trời.