Nhà vệ sinh trong cuộc sống hiện đại không chỉ là nơi đi vệ sinh, nơi tắm giặt mà còn là nơi điều tiết tinh thần, thả lỏng thần kinh, khôi phục sức khoẻ. Vì vậy, dù là thiết kế về trang trí hay là thiết kế về vật liệu, thiết bị, màu sắc, đường dây điện, đèn thắp sáng đều không được xem nhẹ, cần phải làm cho chúng phát huy hết tính năng, hiệu quả.
1. Chọn vật liệu nhà vệ sinh
Thiết kế nhà vệ sinh về cơ bản là lấy sự thuận tiện, an toàn, dễ làm sạch và mỹ quan làm chính. Do thuỷ khí trong nhà vệ sinh rất nặng, nên vật liệu dùng trang trí bên trong phải đạt tiêu chí chống được nước. Tường và trần nhà chiếm diện tích rộng nhất, cho nên phải chọn được vật liệu vừa phòng chống được nước vừa phòng chống được mục nát và rêu, mốc. Gạch men, tấm nhựa chống nước đều đạt được những yêu cầu trên. Đá tự nhiên có ưu điểm đặc biệt nhưng với nhà vệ sinh hẹp thì không phát huy được hiệu quả.
Vật liệu lát nền dùng đá tự nhiên hoặc gạch mài vừa đẹp lại vừa bền. Gạch cỡ lớn sẽ thuận tiện cho việc vệ sinh, dễ giữ khô nền; nền nhựa giá trị thực dụng cao, thêm vào những chiếc đinh trang trí tác dụng chống trơn rất tốt. Hiện nay, phần lớn các gia đình đều dùng gạch chống trơn có hoa văn và màu sắc, có nhiều loại gạch với những kích cỡ khác nhau, thông thường có các loại 300mm x 300mm, 200mm x 300mm, 200mm x 200mm. Trang trí tường bằng gạch men hình vuông hoặc hình chữ nhật, phối hợp với gạch chân tường, gạch hoa sẽ làm tăng thêm mỹ quan tổng thể. Cũng có thể dùng tấm phủ tường PVC, đơn giản sạch sẽ, hoa văn tao nhã.
2. Nóc trần nhà vệ sinh
Nóc treo nhà vệ sinh có thể căn cứ vào tạo hình mà chọn dùng được rất nhiều loại vật liệu, ví dụ như tấm nhựa PVC, tôn, nhôm. Nếu là trần treo tạo hình vòm có thể dùng tấm vật liệu mềm chống thấm nước, tấm vật liệu hỗn hợp nhôm nhựa, hoặc mi ca màu.
Về độ cao của trần treo, nhà vệ sinh trong các gia đình ở các nước phát triển phần lớn tương đối thấp, độ cao phòng vệ sinh thường ngang bằng với các phòng khác, để phòng tránh nóng, lạnh, thường độ cao trần treo được thiết kế ở khoảng 2,2m – 2,4m. Khi diện tích phòng vượt quá 8m, có thể đặt tủ đựng đồ trang điểm phía trên chậu rửa mặt, treo thùng để quần áo nhưng chú ý cách xa nguồn nước, hoặc quy hoạch riêng một chỗ thay quần áo hàng ngày.
3. Màu sắc của nhà vệ sinh
Trong phối màu cho nhà vệ sinh, hiệu quả của màu sắc là do tổ hợp màu của vật liệu mặt tường, vật liệu nền nhà, ánh sáng đèn. Màu sắc đẹp là những màu tạo cảm giác sạch sẽ và dịu mát. Các màu nên cùng loại hoặc gần giống nhau, ví dụ như gạch men màu xám nhạt, bồn tắm màu trắng, bệ chậu rửa mặt màu trắng sữa, phối hợp với màu tường vàng nhạt. Cũng có thể dùng gam màu ấm áp đơn giản, ví dụ như màu trắng sữa, màu ngà voi, màu đỏ hoa hồng cho mặt tường. Các màu bổ trợ nên dùng loại gần giống, nền nhà nên dùng màu đơn giản, kết hợp ánh sáng đèn ấm, dịu sẽ tạo không gian đẹp mắt, dễ chịu. Màu đen phối với màu vàng tiêu biểu cho sự thần bí và cao quý, kết hợp với mặt mi ca, mặt đá, gương cùng ánh sáng đèn sẽ làm cho không gian phòng sáng sủa, khí phái. Ngoài ra, nhà vệ sinh nếu dùng màu đen trắng, tương phản rõ ràng, thêm vào một vài cây xanh sẽ tăng thêm sinh khí.
4. Chọn dụng cụ vệ sinh trong nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh trong gia đình thường gồm cả phòng đi vệ sinh và phòng tắm (đa số các gia đình ghép hai loại làm một), nó có thể chia làm 3 bộ phận: Khu dụng cụ vệ sinh, khu tắm, khu rửa mặt trang điểm. Giữa các khu đều có quan hệ mật thiết với nhau và có chức năng riêng của mỗi khu.
Đầu tiên nói đến việc chọn bệ đi vệ sinh, trước hết cần xác định được phương thức thoát nước của nhà vệ sinh: nước thoát xuống dưới hay thoát ra sau. Nếu như thoát xuống dưới thì phải đo được cự ly từ cửa thoát nước đến tường, dựa vào khoảng cách này để mua vật liệu. Thứ hai là tính năng thoát nước, biểu hiện về tính năng thoát nước tốt của bệ vệ sinh là xả sạch, tiết kiệm nước, tiếng ồn nhỏ. Hiện nay người ta thường ngộ nhận hai chữ “xả sạch”, cho rằng bệ vệ sinh chỉ cần thải được chất bẩn đi là được rồi. Kỳ thực, xả sạch ở đây còn có hàm ý một là xả rửa bệ vệ sinh; hai là phải tống hết được vật bẩn ra đường ống, đảm bảo hai vấn đề này mới gọi là xả sạch. Tiết kiệm nước và tiếng ồn nhỏ của sản phẩm này thể hiện sự đánh giá và ủng hộ của khách hàng. Chọn mua bệ vệ sinh cần chú ý phương thức thoát nước, vị trí đường ống, kết cấu bên trong và các linh kiện kèm theo.
Hiện nay, phương thức thoát nước của bệ vệ sinh chủ yếu là xi-pông và xả. Thoát theo phương thức Xi-pông là lợi dụng sự chênh lệch mực nước của phần ống đầy nước và phần ống không có nước tạo lực hút và đẩy vật bẩn đi; xả là lợi dụng lực dòng nước đẩy vật bẩn đi. Ở đây có mâu thuẫn là kiểu xả tiết kiệm nước hơn kiểu xi pông, nhưng tiếng ồn lại lớn hơn, ngược lại kiểu xi-pông tiếng ồn nhỏ hơn nhưng lại tốn nhiều nước. Tìm được điểm kết hợp tốt nhất của hai loại này là mấu chốt của sự lựa chọn.
Bồn rửa mặt có trên thị trường hiện nay chủ yếu là hai loại – bệ và trụ, chức năng của chúng không khác nhau, chỉ khác nhau về hình thức. Bồn dạng bệ dùng cho nhà vệ sinh rộng, nó thể hiện sự trang trọng và lịch sự, kiểu chậu hình trụ thích hợp nhà vệ sinh bố cục hẹp, nó toát lên sự tinh xảo.
Chọn bồn tắm, xã hội đang có khuynh hướng sử dụng bồn yakeli vì đây là loại bình chất liệu nhẹ, công suất dẫn nhiệt thấp, dễ làm sạch, tạo cảm giác tốt, thiết kế phù hợp tạo hình thân người, nhưng giá cao hơn loại bồn kim loại.
Men bên ngoài vừa là bộ mặt và cũng là phẩm chất của dụng cụ vệ sinh, men tốt bóng sáng, đều, có khả năng chống a xít kiềm, tỉ lệ hút nước thấp, không bám bẩn, tiện lợi cho cọ rửa làm sạch. Chọn được nó cần dựa vào nhãn quang độc đáo và sự khéo léo của bạn.
Chọn kiểu cách, màu sắc của dụng cụ vệ sinh theo sở thích cá nhân, nhà vệ sinh màu trắng thì sạch sẽ và sáng sủa, nhà vệ sinh màu trắng đen thì thể hiện có sức sống; nhà vệ sinh nhiều màu sắc toát lên cá tính và phong thái. Tuy nhiên nhà vệ sinh có kiểu cách mộc mạc, nhã nhặn, đơn giản là loại thể hiện sự tươi mới của cuộc sống, sinh hoạt và cá tính.
Chọn các phối kiện cho nhà vệ sinh phải “trọng về phẩm chất nhẹ về hình thức”, vòi nước tốt đều dùng văn sứ, nó kết hợp chặt khít với vỏ ngoài, độ bền cao, lựa chọn loại này chỉ có thể nhờ vào cảm giác của bàn tay, chú ý khi sờ vào nó tay phải có cảm giác hơi thô ráp, khi mua cần nhớ lấy giấy bảo hành chất lượng và giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn.
Làm được những điều trên thì việc chọn dụng cụ vệ sinh trong nhà vệ sinh cơ bản là đạt tiêu chuẩn, đương nhiên không thể xem nhẹ sự thống nhất hài hoà giữa dụng cụ vệ sinh, tường vách và nền nhà.
5. Ánh sáng và điện cho nhà vệ sinh
Khi chỉnh trang phòng tắm và phòng vệ sinh rất nhiều người thích có một tổ hợp đèn vừa sáng vừa có thể thay đổi màu sắc, nhưng ánh sáng đèn màu không thể thay cho nguồn chiếu sáng. Nếu thay thế phòng tắm và phòng vệ sinh sẽ không đủ ánh sáng, nhưng nếu không có nó thì không gian riêng tư này sẽ “quá sáng” làm người sử dụng cảm thấy khó chịu. Cho nên, việc bố trí, phối hợp nguồn sáng khi chỉnh trang phòng tắm và phòng vệ sinh rất quan trọng, cần chú ý những điểm dưới đây:
Đầu tiên có thể chọn dùng đèn tường cho phòng tắm và phòng vệ sinh rộng, gián tiếp dùng ánh sáng từ đèn chiếu qua tường để làm sáng cho phòng.
Phía trên chậu rửa mặt, bệ vệ sinh, bồn tắm, bình hoa có thể bố trí một bóng đèn tuýp, làm cho mỗi vị trí đều có đủ ánh sáng. Ngoài ra, không cần thiết phải lắp đèn nóc, nếu không sẽ gây cảm giác loá mắt.
Nếu phòng tắm và phòng vệ sinh có không gian tương đối rộng thì có thể lắp cửa mi ca; nếu không gian hẹp thì dùng rèm kéo, hoặc lắp một máng lõm trên nóc chỗ bồn tắm, chọn dùng ở đó một đèn chiếu sáng mà mình ưa thích. Nhưng tốt nhất hãy tránh màu sắc kích thích làm chói mắt.
Thứ hai, phòng tắm và phòng vệ sinh có diện tích nhỏ nên lắp đèn ở vị trí trung tâm trần nhà, như vậy ánh sáng sẽ bao chùm được hết không gian, làm rộng và thoáng phòng.
Phòng tắm và phòng vệ sinh có diện tích rộng có thể lắp đèn phía trên bồn tắm và chậu rửa mặt, xung quanh gương bố trí đèn trang điểm, tạo sự thanh tao và ấm áp. Đèn ở vị trí của gương nên lắp bên trên tầm mắt, cũng có thể lắp đối xứng hai bên. Chiếu sáng tổng thể có thể dùng đèn vách, đèn trần. Ngoài ra, đèn phải đảm bảo tính phòng chống nước, đảm bảo an toàn. Tạo hình và màu sắc bên ngoài chọn theo sở thích bản thân, nhưng phải hài hoà với tổng thể.
Vấn đề cuối cùng là tính kín đáo. Ngoài phòng ngủ ra, phòng tắm và phòng vệ sinh là hai không gian rất cần sự kín đáo trong gia đình, quá trình chỉnh trang cần lưu ý đến vấn đề này.
Nhìn chung, cấu tạo không gian phòng tắm và phòng vệ sinh rất quan trọng, làm sao để vừa đảm bảo tính tiện dụng, vừa vận dụng được màu sắc và ánh sáng một cách hợp lý. Khi chọn chủng loại đèn, thường về tổng thể nên chọn đèn trắng, bên cạnh gương trang điểm nên lắp đèn độc lập. Có gia đình xung quanh gương trang điểm lắp một dây các bóng đèn nhỏ, tuy đẹp nhưng khả năng chống nước kém, loại đèn này chỉ thích hợp với những nơi khô ráo.
Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý thiết bị thông gió và điện ở nhà vệ sinh. Thiết bị thông gió có thể dùng quạt thông gió kinh tế mà thực dụng, nhà vệ sinh có lắp bình nước nóng, khi sử dụng phải đề phòng rò gas. Chú ý công tắc, ổ cắm điện của nhà vệ sinh đều phải lắp bên ngoài, đề phòng rò điện do ẩm ướt, phòng tránh xảy ra sự cố.