Đồ điện trong nhà phần lớn đều tập trung ở phòng khách, thí dụ điện thoại, ti vị, cát xét vv… vì vậy mà đường dây điện ở đây rất nhiều, tốt nhất là giấu chúng đi hoặc thu xếp làm sao cho gọn.
Trong phòng khách thường có nhiều đồ trang trí, ngoài tác dụng làm đẹp ra chúng còn có tác dụng tránh tà khí, làm lợi cho phong thuỷ phòng khách. Ví dụ như sừng trâu, tượng phật, giá thập tự… Trong đó mỗi loại đều có chức năng khác nhau. Nếu bạn làm nghề gì có tính cạnh tranh cao, chẳng hạn như luật sư thì ở phòng khách nên trưng bày sừng trâu, sừng trâu tượng trưng cho thắng lợi trong thi đấu và có khả năng chống được tà khí. Nếu là tượng phật và giá thập tự sẽ có tác dụng làm chỗ dựa cho những người sùng bái tâm linh.
Theo phong thuỷ, gương có tác dụng làm tăng năng lượng lên rất nhiều, có thể tạo cảm giác thoáng rộng và tăng độ sáng cho không gian phòng. Tuy nhiên phải đặt gương đúng chỗ thì mới có tác dụng.
Gương có năng lượng phản xạ không gian, nó cũng có năng lượng phản xạ người và đồ dùng. Về phong thuỷ, gương nên tránh để ở nơi người yếu nhất và ở nơi vô ý thức nhất, nếu không hiệu quả sẽ ngược lại. Phong thuỷ nhà ở có viết: “Gương tử nghi ám bất nghi minh” có nghĩa là gương hợp nơi tối, không hợp với chỗ sáng. Ngoài ra, gương để đối diện với cửa chính có thể hình thành xung sát, sẽ phản xạ làm mất đi khí tốt, mỗi lần bước vào cửa dễ khiến người ta kinh sợ, lâu dài sẽ làm căng thẳng thần kinh, phát sinh bệnh tật.
Để bể cá trong phòng khách ngoài tác dụng trang trí còn có tác dụng phát động tài khí và tạo không khí sinh động trong nhà. Điều cần chú ý là khi chọn cá, nên chọn loại cá có màu sắc tươi sáng, sống lâu. Hơn nữa phải chú ý đến bể và chăm sóc cho cá, không được để cá mắc bệnh chết, nước trong bể phải luôn sạch.
Đối với phòng khách, chậu cây cảnh ngoài tác dụng trang trí còn mang ý nghĩa sinh tồn bền vững, nó trợ giúp đắc lực cho sinh khí trong nhà. Về phong thuỷ, chậu cây cảnh đặt ở vị trí tài vị thể hiện tài vận cuồn cuộn vào nhà. Chậu cảnh hay nhất là bình hoa trồng cây vạn niên thanh, và tốt nhất là dùng bình cao bằng hơn nữa chiều cao của nhà. Nếu bình không đủ cao có thể dùng đôn nâng lên. Nhưng trong nhà rất kị cây có lá nhọn hình kim hoặc âm thụ (ví dụ như đào), kị nhất là đỗ quyền. Nếu không có điều kiện chăm sóc thì tốt nhất không nên để chậu cây ở vị trí tài vị. Bởi vì nếu cây khô chết sẽ ảnh hưởng đến tài vận trong nhà.
Việc bài trí cây cảnh đầu tiên là nhằm tạo mỹ quan, số lượng không nên quá nhiều nếu không sẽ rối và cây cũng khó sống được lâu. Chọn cây cần chú ý kết hợp loại vừa và nhỏ. Ngoài ra, nên đặt cây ở góc nhà để tránh cản trở việc đi lại.
Cần phải chú ý đến vị trí đặt cây, làm thế nào tránh gây trở ngại cho các hoạt động trong nhà hoặc tạo sự lộn xộn, rối loạn. Cây cảnh loại to như dừa cảnh, hương long huyết v.v… có thể đặt chỗ vào phòng khách, góc nhà, bên cạnh cầu thang, cây loại nhỏ như xuân dực, vạn niên thanh, thái diệp vụ vv… có thể đặt trên bàn uống nước hoặc trên mặt tủ thấp; cây loại vừa như tông trúc, long thiệt lan, quy bối trúc… có thể bày trên tủ, bàn, chỗ để ghế sô pha.