Trong “Thế thuyết tân ngữ” có một câu chuyện rằng: Tư Mã Thiệu vua thời Tấn Minh rất thông minh, thông hiểu tượng mộ, tướng trạch. Ông ta nghe nói về Quách Phù là bậc tỉ tổ của thuật phong thuỷ, Quách Phù đã chỉ cho người khác biết chọn mộ địa an táng như thế nào, thủ pháp rất cao minh, bèn hoá trang đến thăm dò.
Kết quả rất kinh ngạc vì ông nhìn thấy Quách Phù bảo một người chọn đặt mộ ở góc long mạch, thật là đại nghịch vô đạo. Thế là người đó cầu kiến đến ông chủ của mình hỏi rằng: “Tại sao lại táng trên góc long mạch? Như vậy sẽ gặp phải tai hoạ diệt tộc!” Ông chủ của người đó nói: “Quách tiên sinh nói rồi, đây là táng ở vị trí long nhĩ, không đầy 3 năm sẽ đạt đến thiên tử”. Người đó lại hỏi: “Vì là để đời sau có thiên tử phải không?” Ông chủ trả lời: “Không phải là vì sinh thiên tử, mà là trong vòng 3 năm có thể đạt đến học vấn thiên tử thôi”.
Quách Phù cao minh không chỉ dừng lại như vậy, ông ta còn đưa ra định nghĩa tuyệt diệu về phong thuỷ, ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế sau này: “Khí gần gió thì tan, gần nước thì ngừng. Người xưa tụ lại để không tán, đi để có dừng lại, cho nên gọi là phong thuỷ”.
Từ “Phong thuỷ” bao hàm nhận thức về vũ trụ, tự nhiên, môi trường một cách mộc mạc được hình thành trong quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng của con người xưa kia. Chú ý kết hợp phong với thuỷ của thế giới tự nhiên với các yếu tố khác như “khí”, “âm dương” của triết học truyền thống. Trong đó “khí” trong phong thuỷ là rất quan trọng, khí có tinh khí, nguyên khí, sinh khí vv… phân tích môi trường hữu hình bằng khí vô hình, đồng thời cũng thể hiện phạm vi môi trường hữu hình. Nơi có thể tăng giữ được khí mới có thể tiến hành được hoạt động xây dựng, mới có thể làm cho nội khí, ngoại khí đều vượng, ngoài ra còn phải bình hoà lẫn nhau mới có thể “trạch cát nhân an” (nhà yên ổn, người may mắn). Lý luận “khí” trong phong thuỷ, “không gian”, “nơi”, “trường tâm lý” hiện nay có ý nghĩa tương đồng. Ý thức môi trường tránh hung gặp cát rất mãnh liệt, xuyên suốt trong quan niệm phong thuỷ, bao hàm nhu cầu mạnh mẽ về tâm lý của người xưa đối với môi trường. Có thể thấy, sự tốt xấu của phong thuỷ có quan hệ rất lớn với trường tâm lý.
Sự hình thành khí trong phong thuỷ học chính là sự tồn tại của trường tâm lý, khiến cho người ta có những lý giải về bố cục nhà ở rằng nếu bố cục thoả đáng, kết cấu hợp lý, sẽ làm cho người ta cảm giác như đang được ngồi dưới gió xuân, tinh thần rất sảng khoái và thoải mái; nếu như bố cục không hợp lý, chức năng trường tâm lý bị phá hoại, cảm thấy ức chế khó chịu, tinh thần không yên. Đây chính là tồn tại sai lầm của phong thuỷ không hợp lý trong các vấn đề như áp lực của xà nhà, môn xung, xí xung, lò bếp đối diện với nước v.v…
Nhìn từ góc độ phong thuỷ, trường tâm lý vừa có ý nghĩa và tác dụng về sinh lý sinh thái, vừa có ý nghĩa và tác dụng về thẩm mỹ tâm lý, nhà ở phải có cảm nhận thẩm mỹ từ thị giác. Ví dụ như chú trọng đến cảnh bên ngoài cửa sổ, lộ xung (đường đối thẳng với cửa sổ hoặc ban công), kiều xung, góc nhọn, ống khói nhà máy, thiên trảm sát (khe trống kẹp giữa hai nhà cao tầng), bố cục kiếm xuyên tâm v.v… đều ảnh hưởng đến thị giác trước, làm cho thị giác bị đe doạ, từ đó mà làm cho tâm lý bị đè nén.
Con đường phong thuỷ qua thể nghiệm phải thuận ứng với lý trời, trường tâm lý cấu trúc phải hợp lý.
Ví dụ, sau khi làm xong các hạng mục tại một tiểu khu chung cư, các cửa hàng buôn bán mọc lên ở tầng trệt rất nhiều, trong đó có hai phòng liền kề nhau đều là văn phòng công ty tu tạo nhà cửa, họ cạnh tranh nhau và tìm mọi cách thu hút khách đến với mình. Thầy phong thuỷ phát hiện ra trong đó có một công ty thiết kế bài trí sai với phong thuỷ, vừa không đúng thế khí lại vừa thiếu mỹ quan, làm hỏng trường tâm lý bình thường.
Thứ nhất, thế nước trong bức tranh “thặng phong phá lãng (cưỡi gió dập sóng)” không đúng, ý tưởng treo tranh tốt nhưng thế nước trong tranh chảy ra ngoài là không đúng với phong thuỷ, cần phải thay đổi.
Thứ hai, tài vị ở hướng Tây nhưng ở hướng này lại đặt bể cá, như vậy tại vị sẽ không ổn định, cần chuyển bể cá đi và thay vào đó chậu cây phát lộc.
Thứ ba, cần bố trí đồng hồ trong phòng thì tài khí mới có thể giữ lưu động thường xuyên, thúc đẩy sức sống.
Kết quả là sau khi công ty này có sự điều chỉnh, công việc kinh doanh trở nên rất tốt, vượt hơn hẳn công ty bên cạnh. Câu chuyện nhắc chúng ta rằng bố cục văn phòng phải theo đúng nguyên lý phong thuỷ cơ bản.