Các nhà khoa học thường cho rằng: “Con người ở trong trạng thái ngủ rồi mới nằm mộng, cho nên sự xuất hiện của mộng là do khi ngủ vỏ não không tuần hoàn và ngừng trạng thái hưng phấn, đây cũng chính là hoạt động của não do trạng thái ngủ dẫn đến”.
Nghiên cứu và thực nghiệm theo khoa học
Nghiên cứu và thực nghiệm của khoa học hiện đại đã chứng minh, người bình thường ai cũng đều nằm mộng, và số lần nằm mộng tương đối ổn định.
Sau khi ngủ, thông thường phải đi vào giấc ngủ sóng chậm khoảng 90 phút trước (không phải là giấc ngủ chuyển động mắt với vận tốc cao), sau đó xuất hiện giấc ngủ chuyển động nhãn cầu với vận tốc cao lần thứ nhất, sau khi duy trì 5 – 10 phút, lại chuyển về giấc ngủ không chuyển động mắt với vận tốc cao khoảng 90 phút, về sau lại chuyển về giấc ngủ chuyển động mắt với vận tốc cao, lần chuyển động mắt với vận tốc cao cuối cùng sau nửa đêm đến lúc gần tỉnh giấc có thể đạt đến 30 – 50 phút. Trung bình thời gian giấc ngủ chuyển động mắt với vận tốc cao trong một đêm là khoảng 90 – 120 phút.
Lúc này chính là khoảng thời gian con người đang nằm mộng, nếu như trên điện não đồ hiện rõ mắt chuyển động nhanh với vận tốc cao mà đánh thức người ta dậy thì hầu hết tất cả những người ấy đều 10 nói rằng đang nằm mộng, và có thể nhớ rất rõ những cảnh trong mộng vừa xảy ra ban nãy.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, phần lớn những giấc mộng xảy ra lúc mắt đang chuyển động với vận tốc nhanh lần thứ nhất và lần thứ hai thì nội dung của nó thường là tái hiện những việc trải qua vào ban ngày, lần thứ ba và lần thứ tư thì trong giấc mơ thường xuất hiện những cảnh xa xưa và cuộc sống trước kia, lần thứ năm thì thời gian và không gian đan chéo nhau, cảnh tượng trong mộng trở nên huyền ảo, những ảo tưởng và trải nghiệm ở hiện tại và quá khứ trộn lẫn vào nhau, tạo nên những cảnh trong mộng ly kỳ và huyền ảo.
Quan sát khía cạnh mê tín của thuật giải mộng thời cổ đại
Thời cổ đại, sự nhận biết về tự nhiên của con người có hạn, do đó, thuật giải mộng thường nhuốm màu sắc mê tín. Do mỗi thuật sĩ giải mộng đều có một kỹ năng riêng biệt, tông phái của họ lại khác nhau, cho nên muốn kể lại một cách trọn vẹn thuật giải mộng của thời cổ đại là một việc khá khó khăn.
Người xưa khi giải mộng thường có cách nói: “ngũ bất chiêm” (5 trường hợp không thể giải) và “ngũ bất nghiệm” (5 trường hợp không thể linh nghiệm).
“Ngũ bất chiêm” giải ra có nghĩa là: “Người tinh thần không ổn định nằm mộng, không thể giải; người suy nghĩ vớ vẩn nằm mộng, không thể giải; người sau khi tỉnh dậy biết được sẽ có điềm dữ, không thể giải; người bị đánh thức trong lúc ngủ mà giấc mộng vẫn chưa kết thúc, không thể giải; giấc mộng tuy có đầu có đuôi nhưng khi tỉnh dậy lại nhớ không rõ, không thể giải”.
“Ngũ bất nghiệm” là chỉ thuật giải mộng không linh nghiệm đối với năm loại người: “Một là người có tinh thần không được bình thường, hai là người học nghề chưa thông, ba là người không có lòng thành, bốn là người ham danh ham lợi, năm là kẻ ăn ở hai lòng”.
Cho nên người ta thường cho rằng: “Phải đi ngủ rồi mới có thể giải mộng được”, đương nhiên, những phương pháp cổ xưa này có thể giúp ích cho việc nghiên cứu thuật giải mộng, nhưng không nhất định phải tuân thủ nó, bởi vì cho dù là phương pháp cổ xưa hay là các cuốn sách nói về mộng thời cổ đều không thể tiếp cận bản chất khoa học của mộng, do đó cũng không thể giải thích một cách chính xác sự phức tạp và huyền diệu của ý nghĩa văn hóa và xã hội trong giấc mộng, càng không thể giải thích nội dung tổng hợp về mặt tâm lý và sinh lý của nó.
Dù như thế, thời cổ đại có rất nhiều nhà giải mộng nổi tiếng, quyển sách này nêu ra vài loại thuật giải mộng tiêu biểu để bạn đọc nghiên cứu và tham khảo.