(Trithuctot.com) – Phụ nữ khi mang thai do có sự thay đổi sắc tố da và nội tiết bên trong cơ thể nên đều phần nào tự ti, lo lắng ít nhiều. Làn da phụ nữ mang thai sẽ dễ bị nám, sạm, nổi mụn. Tuy nhiên, việc chăm sóc da đúng cách, hợp lý như những gợi ý dưới đây vừa giúp mẹ bầu luôn tươi trẻ vừa có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc bầu ngực cho mẹ bầu
Cách chăm sóc da mặt tránh bị nám, sạm
Rất nhiều bà bầu sau khi mang thai 4 tháng, trên mặt xuất hiện vết nám màu nâu như nước chè. Những vết nám này là do trong thời kì mang thai, tế bào sắc tố đen do tuyến yên tiết ra tăng lên, cùng với hormone progesterone, hormone estrogen tác dụng lẫn nhau, khiến chức năng của tế bào sắc tố đen trong da tăng cường hơn.
Estrogen là một trong những loại hormon quan trọng tạo nên vẻ đẹp nữ tính, mềm mại ở người phụ nữ. Thông thường lượng Estrogen trong cơ thể sẽ dao động ở ngưỡng 50-400 pg/ml. Nồng độ này quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra việc rối loạn nội tiết tố.
Nhân tố ảnh hưởng tới nám sạm khi mang thai gồm có: hormone, trao đổi chất, tia tử ngoại, nồng độ axit kiềm trong cơ thể, tâm trạng, bệnh mãn tính. Bà bầu có thể tránh xa nám sạm khi mang thai bằng những phương diện sau.
Tránh ánh nắng: Ánh nắng mặt trời cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nám da. Khi da tiếp xúc với ánh nắng, tia UV sẽ tác động trực tiếp gây tổn thương, bỏng rát. Lúc này cơ thể sẽ tăng sản sinh melanin để bảo vệ da như một cơ chế phòng vệ. Tuy nhiên điều này vô tình lại khiến làn da của bạn bị nám, tối màu hơn. Vì thế bà bầu hãy cố tránh ra ngoài vào những ngày ánh nắng dữ dội. Khi ra ngoài có thể mang kính râm, ô, bôi kem chống nắng hoặc đội mũ tránh nắng, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mặt.
Vận động thích hợp: Việc vận động phù hợp giúp cơ thể kịp thời bài thải độc tố, chất tiết bên trong cơ thể ra ngoài.
Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Việc thức khuya hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas, đồ ăn nhanh… phụ nữ văn phòng tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính chứa tia cực tím cũng là nguyên nhân khiến tăng nhanh nguy cơ hình thành nám ở chị em.
Chú ý dinh dưỡng cân bằng, kết hợp ăn uống, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, không được ăn quá nhiều thực vật tính axit để tránh dẫn đến trao đổi chất chậm lại, gây lắng đọng sắc tố.
Giữ da sạch sẽ: Trong thời kì mang thai cố gắng không trang điểm đậm, nếu có nhu cầu cố gắng trang điểm nhẹ, không sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng để giảm kích ứng da.
Điều tiết nội tiết. Không uống những loại thuốc hormone, ví dụ thuốc có chứa hormone progesterone sẽ dễ gây nám da sạm da. Giữ tâm trạng vui vẻ vì tâm trạng không tốt như tức giận, u uất, đau buồn đều sẽ gây mất cân bằng nội tiết.
Đảm bảo ngủ đủ giấc. Áp lực tinh thần lớn, mệt mỏi quá độ, thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn tới lắng đọng sắc tố.
Tích cực chữa trị bệnh mãn tính. Bệnh mãn tính dễ gây nám sạm da như chức năng gan thận không tốt, thiếu máu, bệnh tiểu đường, cường giáp sẽ dẫn tới trở ngại trong trao đổi chất, sắc tố đen tăng lên.
Những thực phẩm trị nám hiệu quả
Bên cạnh cách chăm sóc da mặt bị nám từ bên ngoài, chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, cấp ẩm, làm chậm quá trình lão hóa cho làn da sáng đẹp hơn. Nếu da bị nám, bạn có thể bổ sung glutathione bằng cách ăn nhiều cà chua, bông cải xanh… Chất này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm sắc tố và bảo vệ da khỏi tia UV. Thành phần Selen trong hải sản tôm cá, trứng, nấm cũng giúp chuyển hóa thành glutathione làm giảm tình trạng nám da.
Vitamin C có thể khiến sắc tố oxi hóa trong da chuyển hóa thành sắc tố hoàn nguyên, cản trở việc hình thành sắc tố đen, ngăn ngừa sắc tố lắng đọng, giữ da trắng mịn.
Hàm lượng vitamin trong kiwi vô cùng phong phú, như vitamin B, vitamin C…
Chanh, sầu riêng, cà chua, khoai tây, bí đao, mướp, súp lơ có chứa rất nhiều vitamin C.
Vitamin E có thể làm chậm lão hóa da, ngăn ngừa hữu hiệu lắng đọng sắc tố. Thực phẩm giàu vitamin E CÓ đậu tương, sữa, chanh, hạch đào và rau xanh sẫm…
Bà bầu nên kết hợp vitamin C và vitamin E, không những có công dụng trị nám mà còn có thể phòng ngừa sảy thai hữu hiệu.
Cách chăm sóc các loại da khác nhau
Một số phụ nữ sau khi mang bầu da mặt trở nên mịn màng, còn một số thai phụ thì da mặt trở nên xấu đi. Vì sao vậy nhỉ, có cách nào có thể khiến da trở nên mịn màng, trắng đẹp không? Hãy cùng xem cách xử lí với từng loại da.
Cách chăm sóc da khô
Nhận diện: Bề mặt da khô ráp, nước khá ít, lỗ chân lông không rõ rệt.
Vào mùa khô như mùa thu rất dễ thiếu nước, gây hiện tượng bong da, khô ráp, dễ xuất hiện nếp nhăn và vết nám.
Thông thường biểu hiện rõ rệt nhất chính là có cảm giác căng da sau khi rửa mặt.
Nếu là da khô, một số bà bầu có thể sẽ vì mang thai mà không còn khô ráp như vậy nữa, nhưng một số bà bầu sau khi mang thai da càng trở nên khô ráp hơn, thậm chí có hiện tượng bong da, ngứa ngáy. Có thể khắc phục từ những điểm sau:
Không nên vì muốn giữ da sạch sẽ mà rửa mặt nhiều lần, vì như thế sẽ rửa đi những chất dầu tự nhiên trên da, kích thích da, khiến da càng khô hơn, lỗ chân lông to ra.
Chú ý giữ ẩm và chống nắng. Kem dưỡng ẩm hoặc sữa dưỡng ẩm có thể bổ sung nước cho da, khiến da căng mịn, có độ đàn hồi.
Chú ý dinh dưỡng và giấc ngủ. Chú ý hấp thu vitamin và các khoáng chất như protein, magie, canxi. Mỗi ngày duy trì ngủ 10 tiếng.
Bổ sung nước. Lượng nước bà bầu hấp thu trong một ngày là 1.500 – 1.800ml, lượng nước đầy đủ sẽ khiến da căng mịn.
Cách chăm sóc da dầu
Nhận diện: Da tiết nhiều dầu, bóng dầu. Lỗ chân lông to, lúc dậy thì dễ mọc mụn trứng cá và mụn mủ; sau tuổi dậy thì, tuyến bã nhờn dưới da dần dần cân bằng, da dễ xuất hiện nếp nhăn và vết nám. Trang điểm không ăn phấn, hơn nữa dễ bị trôi đi. Da bóng và đàn hồi, sức đề kháng tốt.
Sau khi mang thai, do tác dụng của hormone, tuyến bã nhờn dưới da tiết nhiều hơn, những bà bầu da dầu có thể mọc mụn. Nếu chăm sóc đúng cách, bà bầu da dầu cũng có làn da mịn đẹp.
Chú ý vệ sinh da, mỗi tuần làm vệ sinh chăm sóc da một lần. Như thế có lợi cho việc giảm bớt bụi bẩn và chất bẩn, ngăn ngừa bít lỗ chân lông gây ra mụn, còn có thể giảm bớt mọc mụn nhọt và mụn bọc.
Tránh sử dụng sản phẩm chăm sóc da có chứa dầu. Những sản phẩm này sẽ khiến da mặt có cảm giác dày hơn, nên chọn sản phẩm chăm sóc da mỏng nhẹ.
Chú ý giữ ẩm. Khi thiếu nước, mặt sẽ trở nên bóng dầu, vì thế phải tăng cường giữ ẩm.
Về ăn uống, phải giảm hấp thu thực phẩm có chất béo, tránh ăn thực phẩm có hàm lượng chất béo quá cao hoặc chủ yếu chế biến bằng phương pháp rán, xào, chiên; ăn nhiều hoa quả và rau xanh, giảm tích tụ dầu mỡ.
Cách chăm sóc da thường
Nhận diện: Da thường nằm giữa da khô và da dầu. Da thay đổi cùng với sự thay đổi của thời tiết, mùa hè hơi dầu, mùa đông hơi khô. Da mịn, lỗ chân lông không rõ rệt, độ đàn hồi tốt.
Da thường rất dễ chăm sóc, so với các loại da khác vừa không quá khô, cũng không quá dầu, nhưng việc chăm sóc cũng không được sơ suất. Bởi vì da thay đổi cùng với sự thay đổi của thời tiết, vì thế cần làm tốt công tác chăm sóc da, để da luôn ở trong trạng thái mịn đẹp.
Khi vệ sinh da phải chú ý sữa rửa mặt thích hợp.
Chăm sóc ban ngày và ban đêm không giống nhau, ban ngày chủ yếu là chống dầu, ban đêm chủ yếu là giữ ẩm.
Chú ý hấp thu dinh dưỡng, không được ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, cũng không được ăn thức ăn quá kích thích. Duy trì giấc ngủ đầy đủ để da có đủ thời gian tự phục hồi.
Để có làn da đẹp, việc đắp mặt nạ là không thể thiếu. Bà bầu có thể làm một số loại mặt nạ dưỡng da tự nhiên.
Cách chăm sóc da hỗn hợp
Nhận diện: Đặc điểm điển hình nhất của da hỗn hợp chính là vùng chữ T (Trán, mũi và cằm) nhiều dầu còn hai bên má thì khô. Vào mùa hè ấm áp, lỗ chân lông ở quanh trán, mũi tiết nhiều dầu sẽ mọc mụn trứng cá hoặc mụn nhọt. Nhưng mùa khô hanh, vùng da ở trán, hai bên má, quanh môi sẽ bị bong và độ đàn hồi của da giảm xuống.
Chăm sóc thông thường: Phải chú ý vệ sinh vùng chữ T và giữ ẩm vùng da quanh mắt, hai bên má.
Chăm sóc đặc biệt: Tự làm mặt nạ dưỡng da.
Cách chăm sóc da nhạy cảm
Nhận diện: Da nhạy cảm có thể xuất hiện trong bất kì loại da nào. Loại da này yếu, mỏng, sức đề kháng với độc tố bên ngoài kém.
Thông thường trên bề mặt da có thể nhìn thấy mao mạch nổi lên, dễ có cảm giác đau nhói, sưng đỏ, ngứa ngáy. Có phản ứng mẫn cảm với các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm khác nhau.
Bề mặt da khá mỏng, thiếu sự bảo vệ của sắc tố đen, vì thế da khá trắng.
Da nhạy cảm khiến rất nhiều bà bầu xinh đẹp mất đi vẻ rạng rỡ, nó cũng là loại da khó chăm sóc nhất.
Không nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da có cồn, dễ gây kích ứng da.
Khi vệ sinh da, động tác phải thật nhẹ nhàng, để tránh làm da sưng đỏ; ngoài ra, thời gian vệ sinh cũng không nên quá dài.
Ăn uống. Chú ý không ăn thức ăn gây dị ứng, như tôm, cá biển…
Theo: trithuctot.com!